10 công việc hấp dẫn ngành Tài chính - Ngân hàng
Nhằm giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về các cơ hội việc của ngành Tài chính - Ngân hàng, Zunia đã tổng hợp những thông tin bao gồm những vị trí công việc, mức lương, cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.

Hiện nay, có nhiều trường tuyển sinh ngành Tài chính - Ngân hàng, vậy ngành Tài chính - Ngân hàng ra trường làm gì? Cơ hội việc làm ra sao? Dưới đây là 10 công việc hấp dẫn dành cho cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng mà Zunia đã tổng hợp:
1. Nhân viên quản lý rủi ro
“Nhân viên quản lý rủi ro”- công việc này tuy xa lạ với nhiều bạn khi nghĩ đến nhóm ngành ngân hàng nhưng trong thực tế; đây lại là công việc giữ vai trò hết sức quan trọng. Nhân viên quản lý rủi ro có trách nhiệm phân tích và dự báo các vấn đề rủi ro có thể xảy ra và lên kế hoạch giảm thiểu rủi ro.
2. Chuyên viên thanh toán quốc tế
Chuyên viên thanh toán quốc tế là người chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch quốc tế do vậy tính cẩn thận và kiến thức chuyên môn là những yêu cầu đầu tiên cho vị trí này.
3. Nhân viên kinh doanh (Sales Executive)
Sales là một bộ phận cực kì quan trọng trong bất kì doanh nghiệp hay bất kì hoạt động kinh doanh nào. Dù là doanh nghiệp kinh doanh lớn hay công ty mới khởi nghiệp thì cũng không thể thiếu vị trí chiến lược này trong quá trình tiếp cận khách hàng tiềm năng.
4. Nhân viên vận hành
Nhân viên vận hành trong ngân hàng là người chịu trách nhiệm để mọi giao dịch và hoạt động trong ngân hàng được diễn ra trơn tru và đúng quy cách.
Nhân viên vận hành sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ giám sát hoạt động hàng ngày của chi nhánh để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nội bộ và quy định chung nhằm đẩy mạnh hoạt động của các nhân viên.
5. Nhân viêm Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro.
Kiểm toán nội bộ là vị trí quan trọng tại ngân hàng. Kiểm toán nội bộ giúp ngân hàng cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị. Cho nên có thể ví von rằng Kiểm toán nội bộ là “ngọn hải đăng” soi đường cho con thuyền doanh nghiệp đi đúng hướng giữa những cơn bão biến động của thị trường tài chính.
6. Chuyên viên phân tích tài chính
Công việc của một chuyên viên Phân tích tài chính là tổng hợp và phân tích các thông tin tài chính, phân tích xu hướng và đưa ra các dự báo, thu thập các bảng thống kê, báo cáo kinh doanh, báo cáo kế toán và đưa ra các báo cáo nhằm tư vấn tài chính và đầu tư cho ban giám đốc, khách hàng và đồng nghiệp.
Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, có tầm nhìn về các vấn đề tài chính và tất nhiên, bạn phải là người làm việc với các con số cực kỳ tốt.
7. Nhân viên tín dụng ngân hàng
Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng luôn thu hút đông đảo các bạn học sinh đăng ký dự tuyển và công việc mà nhiều bạn sinh viên chọn sau khi tốt nghiệp là trở thành nhân viên tín dụng ngân hàng.
8. Telesales tại ngân hàng
Telesales là phương pháp bán hàng qua điện thoại. Hình thức bán hàng này giúp điện thoại viên chủ động gọi ra cho khách hàng.
Công việc Telesales được nhiều người đánh giá là vô cùng thử thách và đầy căng thẳng. Người làm Telesales không những phải nắm vững chuyên môn mà cần có đủ “kiên nhẫn” và bản lĩnh để thuyết phục khách hàng.
9. Chuyên viên tư vấn đầu tư
Chuyên viên phân tích, tư vấn đầu tư giữ một vị trí quan trọng trong các công ty tư vấn; các quỹ đầu tư dự án; hoặc các tổ chức về tài chính ngân hàng. Đây là công việc phổ biến và được đánh giá cao về năng lực chuyên môn tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn còn nhiều bạn trẻ chưa biết đến công việc này.
10. Giao dịch viên
Giao dịch viên là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng; và giải đáp các thắc mắc cũng như thực hiện các yêu cầu của khách hàng trong khả năng và nhiệm vụ của mình nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
Tóm lại, cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp khác nhau cũng như cơ hội phát triển và thăng tiến trong tương lai. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều trường đang đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng, liệu rằng Ngành học này có bị bão hòa trong tương lai hay không? Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Tài chính - Ngân hàng mà Zunia đã tổng hợp.
ZUNIA tổng hợp