10 công việc HOT ngành Công nghệ thông tin dành cho Gen Z
Nhằm giúp các sĩ tử Gen Z có cái nhìn tổng quan về các cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin, Zunia đã tổng hợp những thông tin bao gồm những vị trí công việc, mức lương, cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.

1. Data Scientist (Nhà khoa học dữ liệu)
2. IoT Solutions Architect (Kỹ sư IoT)
3. Big Data Engineer (Kỹ sư dữ liệu)
4. Software Architect (Kiến trúc sư phần mềm)
5. Blockchain Engineer (Lập trình viên Blockchain)
6. DevOps Engineer (Kỹ sư DevOps)
7. Cloud Architect (Kiến trúc sư điện toán đám mây)
8. Full-stack Developer (Lập trình viên full-stack)
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khác nhau như thương mại điện tử, truyền thông, giáo dục, y tế,... đang tạo ra nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao cho các chuyên gia CNTT. Bên cạnh đó, sự phát triển của các công ty công nghệ lớn như Google, Microsoft, Facebook, Amazon cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các chuyên gia CNTT.
1. Data Scientist (Nhà khoa học dữ liệu)
Trong các vị trí trong IT, Data Scientist chính là công việc hấp dẫn sở hữu mức thu nhập khủng nhất. Tuy nhiên, để trở thành một nhà khoa học dữ liệu thực thụ, bạn cần có một nền tảng kiến thức chuyên môn và khả năng hiểu, phân tích những loại dữ liệu phức tạp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức đưa ra quyết định phù hợp hơn, nhanh chóng hơn dựa trên dữ liệu.
2. IoT Solutions Architect (Kỹ sư IoT)
Kỹ sư IoT là một trong những công việc công nghệ phổ biến nhất và được trả lương hấp dẫn hiện nay. Vị trí kỹ sư IoT sẽ chịu trách nhiệm chính về các chiến lược về xây dựng và sử dụng các giải pháp IoT. Bên cạnh đó, một kỹ sư IoT cũng là người am hiểu về công nghệ máy học, đồng thời cũng am hiểu về việc thiết kế và xây dựng phần cứng. Kỹ sư IoT là một trong những nhân tố quan trọng góp phần phát triển hệ sinh thái IoT dựa trên các giải pháp công nghệ.
3. Big Data Engineer (Kỹ sư dữ liệu)
Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực Big Data và AI để nắm bắt xu hướng phát triển công nghệ từ những dữ liệu khổng lồ này. Trong đó, công việc của một kỹ sư dữ liệu sẽ liên quan đến việc lập kế hoạch, thiết kế và giám sát toàn bộ vòng đời của quy trình phát triển, triển khai các ứng dụng Big Data quy mô lớn. Hiện nay, Big Data đang là một trong những xu hướng phát triển dữ liệu chính, do đó, các công việc liên quan đến Big Data cũng đang có nhu cầu nhân sự rất lớn.
4. Software Architect (Kiến trúc sư phần mềm)
Kiến trúc sư phần mềm cũng là một công việc phổ biến ngành công nghệ thông tin hiện nay. Trong đó, vị trí này thường đảm nhiệm vai trò chủ yếu trong việc thiết kế và thiết lập các tiêu chuẩn cho việc mã hóa, công cụ và nền tảng công nghệ.
5. Blockchain Engineer (Lập trình viên Blockchain)
Một lập trình viên blockchain là chuyên gia trong việc thiết kế và đưa ra kiến trúc, giải pháp dựa trên nền tảng của blockchain. Một kỹ sư blockchain thường thành thạo khả năng lập trình và có sự am hiểu về công nghệ như Bitcoin, Ripple, Ethereum, R3, v.v. Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của các hoạt động tài chính, sự phát triển của blockchain cùng ngày càng được thúc đẩy nhanh chóng hơn và dần được quan tâm rộng rãi trong giới tài chính hiện nay.
6. DevOps Engineer (Kỹ sư DevOps)
Vị trí kỹ sư DevOps là một trong những công việc khá phổ biến tại nhiều doanh nghiệp. Kỹ sư DevOps vừa thực hiện các công việc triển khai hệ thống phần mềm vừa thực hiện công việc vận hành quá trình hoạt động của các phần mềm đó. Một số kỹ năng mà kỹ sư DevOps cần có là khả năng viết code hoặc thiết lập môi trường vận hành cho hệ thống, phần mềm.
7. Cloud Architect (Kiến trúc sư điện toán đám mây)
Kiến trúc sư điện toán đám mây cũng là một trong những công việc được trả lương cao nhất hiện nay trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Một kiến trúc sư điện toán đám mây thường chịu trách nhiệm đưa chiến lược điện toán đám mây của một tổ chức đi vào hoạt động và vận hành.
8. Full-stack Developer (Lập trình viên full-stack)
So với đa số các vị trí trong ngành IT, công việc lập trình viên full-stack hiện tại đang trở thành một trong những nghề công nghệ thông tin được trả lương cao nhất. Rất khó để có thể định nghĩa một cách rõ ràng nhất về công việc của một lập trình viên full-stack, tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản lập trình viên full-stack chính là người có khả năng thành thạo về cả front-end và back-end. Bên cạnh đó, đây cũng là người có khả năng đảm nhiệm mọi giai đoạn của quá trình phát triển phần mềm công nghệ, từ bước thiết kế đến bước hoàn thiện cuối cùng.
9. AI Engineer (Kỹ sư lập trình AI)
Một kỹ sư chuyên về lập trình AI – trí tuệ nhân tạo thường tham gia các công việc liên quan đến quản lý và vận hành, giám sát các dự án AI trong một tổ chức, doanh nghiệp. Một người thiết kế phần mềm công nghệ về AI thường là những nhân tố rất xuất sắc về toán học và thống kê.
10. Project Manager (Quản lý dự án)
Project Manager trong tiếng Việt còn được gọi là quản lý dự án, viết tắt là PM. Trong các các vị trí trong ngành IT, Project Manager thường chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành, vận hành một dự án được chỉ định, từ bước lên kế hoạch đến triển khai, nghiệm thu và bàn giao dự án cho đối tác và khách hàng. Họ cũng chính là cầu nối quan trọng để kết nối, giao tiếp giữa các yêu cầu của khách hàng, đối tác với quá trình thực thi của đội ngũ thực hiện dự án bằng một khả năng truyền đạt hiệu quả và rành mạch.
Tóm lại, ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành đang phát triển nhanh nhất hiện nay và mang lại nhiều cơ hội việc làm cho những người tốt nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều trường đang đào tạo ngành Công nghệ thông tin, Vì sao Ngành Công nghệ thông tin tiềm năng và được đánh giá cao? Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Công nghệ thông tin mà Zunia đã tổng hợp.
ZUNIA tổng hợp
TUYỂN SINH LIÊN QUAN
-
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Đai học Tôn Đức Thắng
28.800.000đ
-
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Đại học Nguyễn Tất Thành
30.000.000đ
-
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Đại học Duy Tân
40.000.000đ
-
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
ĐH Công nghệ TT HCM
33.000.000đ
-
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
ĐH Công nghiệp Hà Nội
18.500.000đ