5 việc làm hấp dẫn dành cho cử nhân ngành Kiểm toán
Nhằm giúp các sĩ tử Gen Z có cái nhìn tổng quan về các cơ hội việc làm của ngành Kiểm toán, Zunia đã tổng hợp những thông tin bao gồm những vị trí công việc, mức lương, cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.

Việc đảm bảo sự minh bạch, trung thực và đúng luật trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển. Vì vậy, việc tuyển sinh ngành Kiểm toán của các trường đại học và cao đẳng góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng tăng của các doanh nghiệp. Nếu bạn là cử nhân ngành Kiểm toán, có rất nhiều cơ hội việc làm đang chờ đón bạn. Dưới đây là 5 cơ hội việc làm phổ biến dành cho Cử nhân ngành Kiểm toán mà Zunia đã tổng hợp:
1. Nhân viên kiểm toán
- Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh từ tất cả các phòng ban tại tổ chức vào chứng từ kế toán là phiếu thu, hóa đơn bán hàng, phiếu nhập và xuất kho.
- Ghi chép và tổng hợp chi tiết các hoạt động tài chính của tổ chức vào sổ kế toán chính xác.
- Lập báo cáo kế toán hàng tháng từ các số liệu đã ghi chép và tổng hợp được để gửi lên Ban lãnh đạo. Qua đó, thực hiện những điều chỉnh phù hợp với hoạt động kinh doanh, mang đến sự thay đổi tích cực cho tổ chức.
2. Kiểm toán viên
- Kiểm toán thu – chi, tài sản của công ty, sử dụng nguồn nhân lực, quy trình và chứng từ tuân thủ theo Luật nhà nước, quy chế và nội quy của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch kiểm toán dựa trên cơ sở phân tích mục tiêu và nguồn dữ liệu thu thập được.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát tiến độ và khối lượng công việc của đơn vị.
- Lưu trữ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến quá trình công tác.
- Ghi nhận và đề xuất hướng giải quyết, khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh với nhà thầu và các bộ phận có liên quan.
- Lập báo cáo theo tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của Ban quản trị.
3. Nhân viên môi giới chứng khoán
- Tìm kiếm, phát triển thị trường tiềm năng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng hiện có.
- Thực hiện tư vấn cho khách hàng trong các giao dịch chứng khoán và phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán.
- Quản lý thông tin và tài khoản của khách hàng.
- Lập báo cáo kế hoạch kinh doanh, báo cáo phân tích khảo sát thị trường theo kỳ.
4. Thủ quỹ
- Quản lý toàn bộ tiền mặt, chìa khoá két sắt, cũng như các chứng từ thu tiền.
- Kiểm tra tiền mặt nhằm phát hiện tiền giả, tính hợp pháp của các loại chứng từ trước khi xuất và nhập tiền khỏi quỹ.
- Thực hiện thanh toán tiền mặt, kiểm kê, đối chiếu quỹ hàng ngày với kế toán tổng hợp và chi trả lương cho nhân viên.
- Thực hiện phân loại đúng loại tiền, sắp xếp khoa học và hợp lý giúp cho việc nhận biết và xuất nhập tiền trở nên dễ dàng hơn
5. Chuyên viên phân tích dữ liệu
- Tập hợp, theo dõi, phân tích dữ liệu. Từ đó, đưa ra nhận xét về tiến trình, kết quả hoạt động của các bộ phận.
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường và đối thủ cạnh tranh.
- Thực hiện quản trị hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng, quản lý doanh nghiệp, v.v.
- Tổng hợp báo cáo kinh doanh nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề tồn đọng, hoặc phát sinh. Qua đó, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tóm lại, ngành Kiểm toán là một trong những lĩnh vực có nhu cầu về chuyên gia ngày càng tăng, từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho những người có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nếu bạn có đam mê và đủ năng lực, ngành Kiểm toán là một sự lựa chọn tuyệt vời để phát triển sự nghiệp và đạt được thành công trong tương lai. Để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm ngành cơ hội việc làm ngành Kiểm toán - Giải mã ngành Kiểm toán, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Kiểm toán mà Zunia đã tổng hợp.
ZUNIA tổng hợp