Bật mí việc làm và mức lương ngành Quản lý đất đai

Với sự tăng trưởng bền vững và việc tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường, ngành Quản lý đất đai mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất. Cùng Zunia khám phá cơ hội việc làm của ngành học này trong bài viết dưới đây nhé!

Bật mí việc làm và mức lương ngành Quản lý đất đai

1. Mức lương của ngành Quản lý đất đai

Theo trang Glints.com, mức lương của ngành Quản lý đất đai cũng vô cùng đa dạng, tùy thuộc vào vị trí, năng lực, kinh nghiệm, nơi làm cũng như môi trường làm việc. Chẳng hạn nếu làm việc tại các công ty tư nhân thường sẽ cao hơn khi bạn làm việc tại cơ quan nhà nước. Hoặc nếu bạn làm tự thành lập doanh nghiệp, hay làm quản lý dự án quy hoạch, xây dựng thì mức lương sẽ hoàn toàn khác. Cụ thể như sau:

- Sinh viên mới tốt nghiệp: từ 5-7 triệu đồng/tháng;

- Nhân viên đo đạc: từ 6-10 triệu đồng/tháng;

- Nhân viên phân hạng đất: từ 8-10 triệu đồng/tháng;

- Nhân viên kinh doanh bất động sản: từ 10-15 triệu đồng/tháng;

- Nhân viên môi giới, định giá nhà đất: từ 10-15 triệu đồng/tháng;

- Nghiên cứu viên, giảng viên: từ 5-10 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi người.

2. Học ngành Quản lý đất đai ra trường làm gì?

Ngành Quản lý đất đai là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của nhóm ngành Khoa học môi trường và Quản lý tài nguyên thiên nhiên. Việc quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của tài nguyên đất đai và giảm thiểu tác động tiêu cực của con người đến môi trường. Với sự gia tăng về nhu cầu sử dụng đất đai, các cán bộ quản lý đất đai ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất đất, đây cũng chính là lý do vì sao hiện có nhiều trường Đại học - Cao đẳng đào tạo và tuyển sinh ngành Quản lý đất đai với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động tại lĩnh vực này.

2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân Quản lý đất đai

Sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai, với khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai, trắc địa, đo đạc địa chính, bản đồ, hệ thống thông tin địa lý và định vị, bạn sẽ là ứng cử viên sáng giá cho các vị trí như:

- Kỹ sư đo đạc bản đồ, địa chính;

- Kỹ sư thiết kế mô hình, cơ sở dữ liệu về đất đai;

- Chuyên viên giải đoán ảnh viễn thám;

- Chuyên viên thẩm định hồ sơ đất đai;

- Cán bộ quản lý đất đai;

- Cán bộ quy hoạch sử dụng đất;

- Nhân viên tư vấn, môi giới nhà đất;

- Nhân viên kinh doanh bất động sản.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảng viên, nghiên cứu viên về các lĩnh vực liên quan đến quản lý đất đai, quy hoạch hay tự thành lập tổ chức và quản lý các công ty đo đạc, kinh doanh bất động sản. Để hiểu rõ hơn về các vị trí nghề nghiệp trong ngành Quản lý đất đai, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Quản lý đất đai mà Zunia đã tổng hợp để lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về cơ hội và thách thức khi tham gia công tác trong ngành này.

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Quản lý đất đai

Tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai, sinh viên sẽ có cơ hội được làm việc tại:

- Ủy ban nhân dân chính quyền các cấp;

- Các đơn vị thuộc Quân đội và Công An;

- Các Sở ban ngành như: Tài nguyên Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Phòng địa chính Quận/Huyện xã/phường, Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh,...

- Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung Tâm kỹ thuật tài nguyên môi trường, Ban quản lý các dự án, Phòng Quản lý đô thị, Ban giải phóng mặt bằng và giải tỏa bồi thường,...

- Viện/Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,... đạo tạo và nghiên cứu về lĩnh vực quản lý đất đai, quy hoạch, Viện/Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp,...

- Các tổ chức nghiên cứu về quản lý đất đai, quy hoạch, bảo tồn và khai thác tài nguyên đất đai.

- Công ty tư vấn, thiết kế, quy hoạch sử dụng đất; Công ty đo đạc, thiết kế bản đồ; Công ty tư vấn, môi giới và thẩm định giá bất động sản; Công ty tư vấn dịch vụ hồ sơ nhà đất và bất động sản,...

Bên cạnh đó, để được chia sẻ thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành Quản lý đất đai, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để có cơ hội gặp gỡ và giải đáp thắc mắc trực tiếp cùng các giảng viên uy tín trong ngành.

3. Ngành Quản lý đất đai phù hợp với những ai?

Ngành Quản lý đất đai phù hợp với những ai có sự quan tâm đến các vấn đề liên quan đến đất đai, môi trường và phát triển bền vững, đồng thời bạn cần có một số tố chất sau:

- Có khả năng truy vấn, phân tích, thống kê dữ liệu tài nguyên đất đai;

- Có khả năng lập kế hoạch công việc, dự án;

- Có khả năng giải quyết tốt vấn đề;

- Tạo lập được mối quan hệ;

- Giao tiếp tốt, khả năng thuyết trình tốt;

- Có tầm nhìn xa, tự tin và năng động;

- Biết chấp nhận thử thách và tìm tòi;

- Kiên trì, nhẫn nại, nghiêm túc với công việc.

Tóm lại, Ngành Quản lý đất đai phù hợp với những người có sự quan tâm đến các vấn đề liên quan đến đất đai, môi trường, phát triển bền vững địa lý và kinh tế, đồng thời, ngành học này cũng phù hợp với những người có khả năng tư duy phân tích, giải quyết vấn đề và làm việc độc lập cũng, bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý dự án và sử dụng công nghệ thông tin cũng là một tố chất rất quan trọng để công tác trong ngành Quản lý đất đai.

Trên đây là một số thông tin về cơ hội việc làm và mức luong ngành Quản lý đất đai, Zunia mong rằng, với những chia sẻ trên bạn đã hình dung được các công việc có thể ứng tuyển sau khi ra trường, đồng thời giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Quản lý đất đai cho tương lai.

ZUNIA tổng hợp