Cơ hội việc làm cho Cử nhân Khoa học môi trường ra sao?

Trong bối cảnh môi trường ngày càng chịu áp lực từ sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số, phát triển bền vững đã trở thành một mục tiêu quan trọng. Do đó, Khoa học môi trường là ngành có nhu cầu nhân lực rất lớn. Cùng Zunia khám phá cơ hội nghề nghiệp của ngành học này qua bài viết sau nhé!

Cơ hội việc làm cho Cử nhân Khoa học môi trường ra sao?

1. Mức lương của ngành Khoa học môi trường

Mức lương của ngành Khoa học môi trường bao nhiêu? – đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm từ các bạn đang tìm hiểu về ngành học cho tới các bạn đang theo học ngành Khoa học môi trường.

Theo báo cáo của Cục Thống kê lao động, mức lương trung bình của ngành Khoa học môi trường dao động như sau:

- Mức lương trung bình theo kinh nghiệm:

+ Sinh viên mới ra trường: từ 4-5 triệu đồng/tháng

+ Nhân viên có 2-3 năm kinh nghiệm: từ 7-9 triệu đồng/tháng

+ Nhân viên có 4-5 năm kinh nghiệm: từ 11 triệu đồng/tháng

- Mức lương trung bình theo vị trí công tác:

+ Kỹ sư môi trường: từ 15-20 triệu đồng/tháng

+ Kỹ thuật viên khoa học môi trường: từ 10-15 triệu đồng/tháng

+ Nhà tư vấn khoa học môi trường: từ 15-20 triệu đồng/tháng

+ Nhà phát triển chính sách môi trường: từ 8-12 triệu đồng/tháng

+ Kỹ thuật viên quản lý chất thải và tái chế: từ 8-15 triệu đồng/tháng

Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi người.

2. Học ngành Khoa học môi trường ra trường làm gì?

Học ngành Khoa học môi trường là một sự lựa chọn thú vị cho những người đam mê giải quyết các vấn đề môi trường và tìm kiếm các giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh việc học các kiến thức chuyên môn về môi trường, sinh thái, vật liệu và công nghệ, học sinh và sinh viên còn được trang bị những kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng thực hành, kỹ năng tư duy phản biện và định hướng sự nghiệp. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp tại các trường đào tạo và tuyển sinh ngành Khoa học môi trường, bạn cũng được cung cấp nhiều cơ hội việc làm ở các lĩnh vực như sản xuất, nghiên cứu và phát triển, quản lý chất lượng môi trường và nhiều ngành nghề khác. Vì vậy, nếu bạn yêu thích tự nhiên và mong muốn góp phần vào sự bảo vệ môi trường, học ngành Khoa học môi trường chắc chắn là một lựa chọn hợp lý.

2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Khoa học môi trường

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khoa học môi trường, sinh viên có thể đảm nhận công việc tại những vị trí sau:

- Kỹ sư môi trường

- Nhà khoa học môi trường

- Nhà sinh thái học môi trường

- Cán bộ bảo vệ môi trường

- Cán bộ quản lý môi trường

- Kỹ thuật viên nghiên cứu môi trường

- Kỹ thuật viên địa chất môi trường

- Chuyên viên đánh giá tác động môi trường

- Chuyên viên quản lý chất thải

- Giảng viên ngành Khoa học môi trường

Ngành Khoa học môi trường cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp và các vị trí làm việc khác nhau trong nhiều lĩnh vực, bao gồm quản lý môi trường, nghiên cứu và phát triển, giảng dạy và tư vấn. Nếu bạn còn thắc mắc về các vị trí công việc của Cử nhân ngành Khoa học môi trường, bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Khoa học môi trường do Zunia sưu tầm và tổng hợp để lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về cơ hội và thách thức khi làm việc trong lĩnh vực Khoa học môi trường.

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Khoa học môi trường

Tốt nghiệp ngành Khoa học môi trường, bạn có thể ứng tuyển làm việc tại các cơ quan, đơn vị như:

- Cơ quan quản lý nhà nước: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Chi cục bảo vệ môi trường,...

- Các doanh nghiệp, công ty tư vấn, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.

- Các trường Đại học, Cao đẳng, Viện/Trung tâm nghiên cứu.

- Các khu công nghiệp, các nhà máy xử lý chất thải, các trạm quan trắc môi trường,...

Tóm lại, ngành Khoa học môi trường cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp và các vị trí làm việc khác nhau trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường, quản lý tài nguyên tự nhiên, và phát triển bền vững. Với sự chú trọng ngày càng tăng đối với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, các cơ hội việc làm cho những người tốt nghiệp ngành Khoa học môi trường là rất đa dạng và hấp dẫn. Nếu các bạn còn thắc mắc về các vị trí công việc của ngành học này sau khi ra trường, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để có cơ hội gặp gỡ và được giải đáp thắc mắc cùng các giảng viên hàng đầu trong ngành Khoa học môi trường nhé!

3. Ngành Khoa học môi trường phù hợp với những ai?

Dưới đây là một số tố chất để nhận biết bạn có phù hợp với ngành Khoa học môi trường:

- Yêu thiên nhiên, môi trường, có óc tìm tòi, ham học hỏi và tư duy logic

- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình và tự tin

- Cẩn thận, kiên nhẫn

- Có khả năng làm việc nhóm

- Có khả năng thuyết trình, khả năng giao tiếp tốt

- Can đảm và chấp nhận thử thách

- Có sức khỏe tốt, có thể chịu được áp lực công việc

Tóm lại, ngành Khoa học môi trường phù hợp với những người quan tâm đến bảo vệ môi trường, giải quyết vấn đề ô nhiễm, tìm kiếm các giải pháp và ứng dụng công nghệ để giảm thiểu tác động của con người đến môi trường. Ngoài ra, ngành này cũng phù hợp với những người muốn tìm hiểu và nghiên cứu về các vấn đề khoa học liên quan đến môi trường như sự thay đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên, đánh giá tác động môi trường và xử lý chất thải.

Mong rằng, với những thông tin được chia sẻ trong bài viết "Cơ hội việc làm cho Cử nhân Khoa học môi trường ra sao?", bạn đã hình dung được các công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học môi trường, đồng thời hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Khoa học môi trường cho tương lai.

ZUNIA tổng hợp