Cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Kinh tế phát triển

Mar 16, 2023 | KINH TẾ

Học ngành Kinh tế phát triển ra trường làm gì? Cơ hội việc làm và mức lương ra sao?, cùng trả lời những câu hỏi trên qua thông tin được Zunia tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!

Cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Kinh tế phát triển

Các trường đại học đang tăng cường tuyển sinh ngành Kinh tế phát triển nhằm đào tạo cử nhân có khả năng nhận diện, phân tích, đánh giá, tổng hợp, đề xuất giải pháp, nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề về kinh tế và phát triển. Do đó, cơ hội việc làm cho sinh viên là rất lớn, đồng thời sức cạnh tranh về nhân lực trong lĩnh vực này cũng ngày một tăng cao. 

1. Mức lương của ngành Kinh tế phát triển

Mỗi vị trí việc làm trong ngành Kinh tế phát triển đều có những yêu cầu riêng về trình độ và kinh nghiệm nên mức lương cho từng vị trí cũng sẽ có chênh lệch. Theo thống kê từ trang JobsGo, mức lương trung bình trong ngành Kinh tế phát triển có sự biến động như sau:

- Nhân viên dự án, nhân viên kế hoạch: từ 7-11 triệu đồng/tháng

- Chuyên viên phát triển kinh tế: từ 8-15 triệu đồng/tháng

- Chuyên viên tài chính: từ 8-15 triệu đồng/tháng

- Chuyên viên hoạch định chiến lược: 10-18 triệu đồng/tháng

- Quản lý dự án: từ 20-25 triệu đồng/tháng

- Giám đốc chiến lược: 30-40 triệu đồng/tháng

2. Học ngành Kinh tế phát triển ra trường làm gì?

Với sự phát triển của nền kinh tế trong thời đại số, ngành Kinh tế phát triển dần đang trở thành một trong những ngành mang lại nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển cao. Để tìm hiểu thêm về ngành nghề trong tương lai, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức.

2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Kinh tế phát triển

Nhiều sinh viên theo học ngành Kinh tế phát triển vẫn khá mông lung vì không biết cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường ra sao, có thể xin vào những đơn vị nào? Dưới đây là một số vị trí bạn có thể đảm nhiệm sau khi ra trường:

- Thi tuyển cán bộ, công, viên chức nhà nước

- Chuyên viên phát triển kinh tế

- Chuyên viên phân tích đầu tư

- Chuyên viên tài chính

- Chuyên viên quản lý

- Nhân viên kinh doanh

- Giảng viên, nghiên cứu viên

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Kinh tế phát triển

Cử nhân Kinh tế phát triển có khả năng nhận diện, phân tích, tổng hợp, đánh giá, đề xuất giải pháp, nghiên cứu vấn đề về kinh tế và phát triển. Sinh viên sau khi ra trường có thể ứng tuyển và làm việc tại:

- Tập đoàn kinh tế trong nước, quốc tế

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Tổ chức phát triển quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu

- Tổ chức công, cơ quan nhà nước

- Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường đại học

- Tự lập nghiệp, khởi sự kinh doanh.

3. Ngành Kinh tế phát triển phù hợp với những ai?

Dưới đây là một số yếu tố để xác định bạn có phù hợp với ngành Kinh tế phát triển hay không:

- Khả năng thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu nhanh

- Sáng tạo, tự tin, quyết đoán

- Năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục

- Kiên trì, nhẫn nại, chịu được áp lực công việc

- Khả năng ngoại ngữ tốt

- Đam mê học hỏi, nghiên cứu

- Tinh thần trách nhiệm với công việc

Với những thông tin trên, Zunia hi vọng bạn đã có thêm thông tin để lựa chọn ngành Kinh tế phát triển cho tương lai.

ZUNIA tổng hợp