Cơ hội việc làm ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu
Học ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Qua những thông tin mà Zunia tổng hợp về ngành học này, hi vọng các bạn sẽ định hướng được nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.
Dầu khí và khai thác dầu là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Theo dự báo, lĩnh vực này sẽ tăng trưởng rất nhanh trong tương lai và cần lượng lớn nhân lực để đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chính vì thế, ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu đang được đầu tư, chú trọng triển khai tuyển sinh và đào tạo nhằm cung cấp nguồn lực chất lượng cao cho thị trường lao động.
1. Mức lương của ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu
Mức lương của ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực địa lý, ngành nghề, và quy mô của công ty.
Theo thống kê của của trang Tuyển dụng việc làm Oilgas, mức lương trung bình của một kỹ sư công nghệ dầu khí tại Việt Nam vào khoảng 20-30 triệu đồng/tháng. Cụ thể:
- Sinh viên mới ra trường: từ 10-15 triệu đồng/tháng
- Kỹ sư công nghệ khoan: từ 15-20 triệu đồng/tháng
- Kỹ sư sản xuất dầu: từ 15-25 triệu đồng/tháng
- Kỹ sư địa chất: từ 15-25 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên giám sát và kiểm soát giếng: từ 20-30 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên kỹ thuật đường ống: từ 15-20 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên an toàn môi trường dầu khí: từ 20-25 triệu đồng/tháng
- Quản lý khai thác dầu khí: từ 30-50 triệu đồng/tháng
- Giám đốc kỹ thuật khai thác dầu khí: từ 50-70 triệu đồng/tháng
Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi người.
2. Học ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu ra trường làm gì?
Ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu là một trong số những ngành góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, do đó, ngành học này mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường ở cả lĩnh vực dầu khí và khai thác dầu. Để hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, cũng như được nghe lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu mà Zunia đã tổng hợp.
2.1 Vị trí công việc của cử nhân Công nghệ dầu khí và khai thác dầu
Tốt nghiệp ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu ra trường, bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành dầu khí và khai thác dầu. Dưới đây là một số vị trí mà bạn có thể đảm nhiệm:
- Kỹ sư sản xuất dầu: Thiết kế, triển khai, bảo trì hệ thống sản xuất dầu hoạt động hiệu quả, năng suất.
- Kỹ sư khoan: Nghiên cứu, triển các kỹ thuật khoan khai thác mới để tăng cường hiệu suất khai thác dầu.
- Kỹ sư địa chất: Tìm kiếm, thăm dò, nghiên cứu cấu trúc địa chất, đưa ra các giải pháp tối ưu cho khai thác dầu.
- Kỹ sư thiết kế hệ thống cung cấp: Nghiên cứu, thiết kế, triển khai các hệ thống cung cấp và vận chuyển dầu đạt hiệu quả cao.
- Chuyên viên giám sát và kiểm soát giếng: Theo dõi, kiểm soát các hoạt động khoan và sản xuất dầu để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Chuyên viên phụ trách an toàn môi trường: Theo dõi, đảm bảo các hoạt động sản xuất dầu không gây ảnh hưởng đến môi trường và đảm bảo an toàn cho nhân viên.
- Quản lý khai thác dầu: Quản lý hoạt động khai thác dầu, bao gồm giám sát hiệu quả sản xuất, dự báo nhu cầu và quản lý ngân sách.
- Chuyên viên kỹ thuật: Nghiên cứu, đánh giá, bảo trì hệ thống, bảo dưỡng máy móc đảm bảo an toàn hoạt động khai thác dầu.
- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu
2.2 Cơ hội việc làm ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu
Cử nhân ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu sau khi ra trường sẽ có cơ hội được làm việc tại các đơn vị như:
- Các nhà máy hay ban quản lý dự án lọc hoá dầu như: nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn,...
- Các nhà máy chế biến khí hay các dự án khí như: nhà máy xử lý khí Dinh Cố, nhà máy Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, dự án Khí Long Sơn, dự án Khí Cá Voi Xanh,...
- Các công ty tư vấn và thiết kế dầu khí như: Technip (Pháp), Axens, Cửu Long JOC, PV Engineering, PTSC,...
- Các viện nghiên cứu về dầu khí trong và ngoài nước như : Viện dầu khí PVI, PVPro, IFP Energies nouvelles, và các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành.
- Các công ty kinh doanh và quản lý chất lượng, an toàn sản phẩm dầu và khí như: Skypec, Saigon Petro, Petrolimex, Quatest, Vinacontrol,...
Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học uy tín tổ chức.
3. Ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu phù hợp với những ai?
Bạn có phù hợp với ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu hay không, dưới đây là những yếu tố để xem xét ngành học này có phù hợp với bạn:
- Bạn có niềm đam mê và quan tâm đến lĩnh vực dầu khí
- Bạn học tốt các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán và hóa học
- Bạn thích thí nghiệm, đo đạc kỹ thuật
- Bạn có khả năng nghiên cứu, phân tích và giải quyết vấn đề
- Bạn có khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin
- Bạn có khả năng lập kế hoạch, quản lý dự án
Tóm lại, ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu đòi hỏi kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn cao, do đó, cần có đam mê về lĩnh vực này cũng như thích nghiên cứu, sáng tạo, và có khả năng ứng xử chuyên nghiệp để giải quyết vấn đề kỹ thuật chuyên môn.
Mong rằng, với những thông tin được Zunia tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu cho tương lai.
ZUNIA tổng hợp