Có nên theo học ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng?
Với sự kết hợp giữa kiến thức y học và kỹ thuật, ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng đem lại cơ hội phục hồi, cải thiện chức năng vật lý, ngôn ngữ, tâm lý cho những ai bị hạn chế chức năng. Vậy, bạn có nên theo học ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng? Cùng Zunia khám phá các lí do nên học ngành này trong bài viết sau đây nhé!
1. Tại sao nên chọn ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng?
Trong thời đại hiện nay, phục hồi chức năng là một trong những lĩnh vực y tế đang được đánh giá cao và có tiềm năng phát triển lớn. Với vai trò quan trọng của mình trong việc phục hồi chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc các rối loạn chức năng, ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng đóng góp rất lớn vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Nếu bạn có niềm đam mê về việc giúp đỡ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc các chứng rối loạn chức năng, thì việc theo học tại các trường Đại học - Cao đẳng đào tạo và tuyển sinh ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng là lựa chọn lý tưởng cho sự nghiệp của bạn. Dưới đây là một số lý do mà bạn nên chọn ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng:
1.1 Ngành học thú vị và sinh động
Nhiều bạn trẻ ngày nay chọn ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng để định hướng tương lai vì chính sự hấp dẫn, thú vị và nhiều thách thức của chuyên ngành y khoa này. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ có cơ hội tìm hiểu về hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể như hệ hô hấp, thần kinh, cơ xương khớp,... và phân tích từng hoạt động chức năng của chúng. Thông qua các môn học trong chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được trải nghiệm cảm giác thực sự ấn tượng khi bản thân là một nhà khoa học thực sự, có một tư duy phản biện sâu sắc.
Nhiệm vụ của một kỹ thuật viên phục hồi chức năng rất đa dạng, từ lượng giá chức năng các bộ phận trên cơ thể người bệnh, đưa ra chương trình can thiệp phù hợp hay tìm hiểu những khó khăn mà họ có thể gặp tại gia đình và cộng đồng như sàn nhà tắm quá trơn hay cầu thang quá dốc để kịp thời tìm giải pháp hỗ trợ.
1.2 Ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Phục hồi chức năng được đánh giá là một nghề nghiệp giàu tính nhân văn, khi trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người bệnh độc lập trong các sinh hoạt và công việc hàng ngày, đóng góp sức lực và trí tuệ cho gia đình, xã hội. Hơn thế nữa, thực hành phục hồi chức năng có nghĩa là cần đặt những khiếm khuyết, chức năng, mong muốn của bệnh nhân lên hàng đầu.
Đối tượng làm việc của kỹ thuật viên phục hồi chức năng đa phần là những người khuyết tật, những trẻ em chịu nhiều thiệt thòi, những mảnh đời cần được giúp đỡ và sẻ chia. Do đó, theo đuổi ngành này, bạn chắc hẳn là một con người giàu lòng nhân ái với một trái tim ấm áp, luôn mong muốn giúp đỡ cộng đồng. Không chỉ giúp ích cho người bệnh, kỹ thuật viên phục hồi chức năng còn có thể chăm sóc chính những người thân trong gia đình một cách khoa học, như giúp cải thiện trí nhớ cho ông bà, giảm đau lưng cho cha mẹ,... Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta được làm công việc mình yêu thích và công việc đó mang lại niềm hạnh phúc cho mình và mọi người?
1.3 Nhu cầu tuyển dụng cao
Hiện tại, hầu hết các tỉnh thành cả nước có bệnh viện chuyên khoa Phục hồi chức năng; bên cạnh đó thì 100% các bệnh viện đa khoa trung ương và 98% bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có khoa Phục hồi chức năng. Các đơn vị này có nhu cầu tuyển dụng nhân lực kỹ thuật phục hồi chức năng thường xuyên.
Ngoài những vị trí công việc truyền thống tại bệnh viện, các cơ sở y tế, kỹ thuật viên phục hồi chức năng có thể thử sức ở các cơ sở lao động sản xuất, cơ sở giáo dục - đào tạo, viện/trung tâm nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phục hồi chức năng và trợ giúp người khuyết tật. Bên cạnh đó, kỹ thuật viên phục hồi chức năng còn có thể trở thành giáo viên dạy trẻ khuyết tật, trẻ có nhu cầu đặc biệt, tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt hoặc cung cấp các dịch vụ can thiệp tại nhà cho khách hàng.
1.4 Thu nhập ổn định
Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng đang trở thành một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn trong lĩnh vực y tế. Theo Bộ Y tế Việt Nam, nhu cầu về nhân lực ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội tìm việc làm cho những người tốt nghiệp chuyên ngành này cũng sẽ rất cao. Bên cạnh đó, thu nhập của người làm trong lĩnh vực này cũng khá hấp dẫn, đặc biệt là khi bạn có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc.
1.5 Ngành hot điểm không chót vót
Nhiều bạn trẻ ước mơ trở thành bác sĩ, nhưng cảm thấy thiếu tự tin bởi độ "chọi" gắt gao. Diểm hình là các ngành Y đa khoa, Răng - Hàm - Mặt điểm chuẩn rất cao, dao động từ 26-28 điểm. Tuy nhiên, với ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng, bạn sẽ ít phải lo lắng, căng thẳng hơn rất nhiều, vì điểm chuẩn ngành học này khá "dễ chịu", dao động trong khoảng từ 19-21 điểm. Trở thành sinh viên Kỹ thuật phục hồi chức năng cũng là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt, bởi môi trường học tập tạo cơ hội tương tác cao, chú trọng sự chủ động, sáng tạo, đề cao khả năng ứng dụng trong thực tế.
Tóm lại, nếu bạn muốn đóng góp cho việc phục hồi chức năng của những người mắc bệnh hoặc bị thương tật, mong muốn có một sự nghiệp với cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn, thì ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng có thể là lựa chọn tốt cho bạn. Để hiểu rõ hơn về ngành này, bạn có thể nghe các chuyên gia chia sẻ về quá trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp, cũng như các xu hướng và thách thức trong ngành thông qua Podcast Hướng nghiệp ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng mà Zunia đã tổng hợp.
2. Những kỹ năng cần thiết khi chọn ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng
Khi theo học ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng, một số kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực này bao gồm:
- Kỹ năng thực hiện các phương pháp phục hồi chức năng: Có kiến thức và kỹ năng để thực hiện các phương pháp phục hồi chức năng, bao gồm thể dục, vật lý trị liệu và trị liệu hành vi để thực hiện các công việc chăm sóc phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân.
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Kỹ thuật viên phục hồi chức năng thường phải đối mặt với những trường hợp phức tạp và không đơn giản, và cần phải có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Kỹ thuật viên phục hồi chức năng thường phải tìm kiếm các phương pháp phục hồi mới và hiệu quả cho bệnh nhân. Kỹ năng tư duy sáng tạo sẽ giúp kỹ thuật viên có thể đưa ra các phương pháp phục hồi mới và tốt nhất cho bệnh nhân.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ: Kỹ thuật viên phục hồi chức năng cần phải sử dụng các công nghệ và thiết bị y tế để đánh giá và phục hồi chức năng của bệnh nhân. Vì vậy, kỹ năng sử dụng công nghệ là rất quan trọng để đảm bảo rằng kỹ thuật viên có thể sử dụng các công nghệ và thiết bị y tế một cách hiệu quả và chính xác.
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ thuật viên phục hồi chức năng thường phải làm việc với bệnh nhân và gia đình họ, cộng tác với các chuyên gia khác trong lĩnh vực y tế. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng để hiểu và đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, giải thích và hướng dẫn các bài tập thích hợp, và cộng tác với các chuyên gia khác trong việc đưa ra phương pháp phục hồi tốt nhất cho bệnh nhân.
- Kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng tổ chức công việc: Kỹ thuật viên phục hồi chức năng thường phải làm việc với nhiều bệnh nhân trong cùng một thời điểm và phải tạo ra kế hoạch phục hồi cá nhân cho từng bệnh nhân. Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc sẽ giúp kỹ thuật viên có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Tóm lại, để thành công trong ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng, bạn cần có những kỹ năng và phẩm chất như: kiên trì, cầu thị, trách nhiệm cao, tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, sự tận tụy và đam mê với nghề. Ngoài ra, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và kinh nghiệm là yếu tố quan trọng để phát triển nghề nghiệp và đóng góp cho sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức, để tìm hiểu thêm chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp của ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng.
ZUNIA tổng hợp