Ngành Quản trị nhân lực có dễ xin việc không?

Mar 1, 2023 | KHOA HỌC QUẢN LÝ

Nhằm giúp các sĩ tử Gen Z có cái nhìn tổng quan về các cơ hội việc làm ngành Quản trị nhân lực, Zunia đã tổng hợp những thông tin bao gồm những vị trí công việc, mức lương, cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Ngành Quản trị nhân lực có dễ xin việc không?

Trong thời đại hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân lực đã trở nên cực kỳ cao, đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, ngành Quản trị nhân lực (HR) đang trở thành một trong những lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ. Không chỉ là một ngành đầy triển vọng về tuyển dụng, HR còn là một lĩnh vực phát triển bền vững trong tương lai với nhiều cơ hội nghề nghiệp và tiềm năng thăng tiến. Với những kiến thức và kỹ năng được các trường đại học và cao đẳng tuyển sinh ngành Quản trị nhân lực đào tạo với nhiều khung chương trình tiên tiến khác nhau, sau khi ra trường, sinh viên ngành Quản trị nhân lực dễ xin việc tại các đơn vị, doanh nghiệp với những vị trí, công việc hấp dẫn như:

1. Nhân viên hành chính văn phòng

Làm nhân viên văn phòng nhân sự, lễ tân cho công ty, doanh nghiệp với công việc tương đối nhẹ nhàng, thu nhập ổn định. Có thể điểm qua một vài nội dung công việc chính sau:

- Thực hiện thu thập, quản lý, sắp xếp các văn bản, tài liệu, hồ sơ, hợp đồng liên quan đến nhân sự một cách khoa học và hiệu quả. Theo dõi và quản lý công văn đến và công văn đi;

- Trực tiếp tổ chức quản lý các thông tin về nhân sự, cả bản cứng và bản mềm, thường xuyên cập nhật dữ liệu liên quan đến hợp đồng để dẽ dàng quản lý nguồn nhân lực.

2. Nhân viên hành chính nhân sự

Thực hiện các công tác hành chính nhân sự bao gồm tuyển dụng và đào tạo nhân sự, theo dõi và đánh giá nhân viên, thực hiện các quy địng về nghỉ việc và đuổi việc, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho lao động.

Đối với chức danh công việc này, hầu như ở mọi loại hình sản xuất và quy mô tổ chức. Bộ phận này đóng vai trò trực tiếp trong việc quyết định đến chất lượng và phát triển nguồn nhân lực tổ chức.

3. Chuyên viên tuyển dụng

Chuyên viên tuyển dụng là người giúp kết nối các yêu cầu của công ty với những người tìm việc đủ tiêu chuẩn. Thực hiện các công việc bao gồm các hoạt động liên quan đến vấn đề tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn, đánh giá, sắp xếp công việc cho người được tuyển dụng. Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng.

Người tuyển dụng duy trì mối liên hệ trong cộng đồng từ các trường cao đẳng cho đến đại học để tìm ra những ứng cử viên triển vọng cho công việc. Họ có thể phải di chuyển rất nhiều.

Nhân viên tuyển dụng phải sàng lọc, phỏng vấn, và đôi khi phải kiểm tra các ứng cử viên. Những nhân viên này cũng giải quyết những vấn đề liên quan đến sự công bằng về quyền lợi giữa các nhân viên hoặc cơ hội thăng tiến của nhân viên trong những tổ chức lớn.

Họ kiểm tra và giải quyết những phàn nàn, kiểm tra và kết hợp các nguyên tắc để đưa ra sự can thiệp cần thiết,đồng thời họ cũng biên soạn và trình những bản báo cáo thống kế về vấn đề này.

4. Chuyên viên đào tạo

Lên kế hoạch, tiến hành tổ chức và chỉ đạo rất nhiều hoạt động đào tạo. Những người huấn luyện tư vấn cho các giám sát viên ở nơi làm việc về tăng hiệu quả làm việc và chỉ đạo các buổi giới thiệu định hướng, sắp xếp các đợt huấn luyện về công việc cho nhân viên mới.

Chịu trách nhiệm giúp nhân viên duy trì và nâng cao những kỹ năng trong công việc, chuẩn bị cho những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn.

Họ có thể thiết lập các kế hoạch đào tạo cá nhân để củng cố thêm những kỹ năng đã có của nhân viên hoặc dạy cho người mới…

5. Chuyên gia phân tích công việc

Phân tích công việc, thực hiện chỉ đạo các chương trình cho các công ty và có thể chuyên về những lĩnh vực chuyên môn như phân loại vị trí công việc.

Họ thu thập và kiểm tra những thông tin chi tiết về yêu cầu công việc để chuẩn bị cho bản miêu tả công việc. Bản mô tả công việc sẽ giải thích về những nhiệm vụ, đào tạo và kỹ năng mà từng công việc yêu cầu. 

Từ đó có chiến lược hoạch định nhân sự, đào tạo nhân sự mới cũng như phân bổ hợp lý theo năng lực công việc, sắp xếp đúng người đúng việc để người lao động có thể phát huy tốt năng lực của họ.

6. Chuyên viên tiền lương, thưởng và phúc lợi

Tham gia xây dựng và giám sát triển khai hệ thống quản trị, đánh giá thực hiện công việc tại các phòng ban, đơn vị đúng quy định. Quản lý hệ thống tiền lương, các khoản tiền liên quan đến thu nhập của người lao động.

Trực tiếp lập kế hoạch chăm lo phúc lợi và đời sống nhân viên, quản lý hợp đồng lao động, hồ sơ nhân viên, quản lý hệ thống đánh giá hoạt động của công ty, thiết kế chế độ khen thưởng như tiền thưởng cho các kế hoạch hoạt động thành công, hoàn thành công việc xuất sắc,…

Đảm bảo tính công bằng về quyền lợi của người lao động trong công ty với nhau, giữa công ty họ với công ty khác, và phù hợp với quy định lương thưởng và phúc lợi của Nhà nước.

7. Nhân viên quản lý dự án, hỗ trợ nhân viên

Quản lý phúc lợi nhân viên là những người chịu trách nhiệm về rất nhiều chương trình bao gồm từ an toàn nghề nghiệp, tiêu chuẩn và thực tiễn về sức khỏe, kiểm tra y tế và chữa bệnh, các hoạt động trợ giúp, an toàn máy móc, xuất bản, dịch vụ lương thực thực phẩm, và nghỉ ngơi giải trí.

Ghi nhận những đề xuất của nhân viên, chăm sóc cho trẻ em và người già, các dịch vụ hướng dẫn…

8. Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ

Tiếp nhận khâu truyền thông cho hình ảnh của công ty doanh nghiệp bằng các ý tưởng, kế hoạch sáng tạo. Đồng thời, xử lý các mối quan hệ nội bộ một cách linh hoạt, hợp lý.

Tóm lại, các cơ hội việc làm trong ngành Quản trị nhân lực rất đa dạng và phong phú, bao gồm các vị trí như chuyên viên tuyển dụng, nhân viên đào tạo, chuyên viên quản trị nhân sự, ... Các vị trí này đòi hỏi kỹ năng và năng lực khác nhau, tuy nhiên, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển nhân sự cho các tổ chức và công ty. Để tìm hiểu thêm thông tin về cơ hội việc làm, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Quản trị nhân lực do Zunia sưu tầm và tổng hợp từ các trường đại học hàng đầu.

ZUNIA tổng hợp