Học Kinh doanh thương mại có dễ xin việc không?
Nhằm giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về các cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành Kinh doanh thương mại, bài viết dưới đây của Zunia tổng hợp những thông tin về ngành Kinh doanh thương mại giúp bạn định hướng nghề nghiệp tương lai.

Trong thời đại hiện nay, ngành Kinh doanh thương mại là một trong những ngành học được đông đảo thí sinh quan tâm và lựa chọn. Với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường ngày càng mở rộng, việc học ngành này đem lại cho sinh viên không chỉ là kiến thức về kinh doanh, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Việc học ngành Kinh doanh thương mại đem lại cho các bạn trẻ một tương lai đầy triển vọng trong ngành nghề được coi là "mỏ vàng" của nền kinh tế.
1. Ngành Kinh doanh thương mại là gì?
Ngành Kinh doanh thương mại là ngành đào tạo các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về lĩnh vực liên quan đến thương mại trong nước và thương mại quốc tế như quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, marketing, PR, phân tích tài chính, quản lý kho, nghiên cứu thị trường,…
Ngành học này thiên về những kỹ năng thực tế, vận dụng kiến thức vào công việc để tổ chức hoạt động bán hàng, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
2. Học Kinh doanh thương mại có dễ xin việc không?
Với xu hướng phát triển kinh tế hội nhập, các công việc của ngành Kinh doanh thương mại giữ tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá của các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Chính vì vậy, nguồn nhân lực kinh doanh thương mại thật sự rất cần thiết và sẵn sàng được các doanh nghiệp tuyển dụng.
Thị trường việc làm của ngành Kinh doanh thương mại rất đa dạng và phong phú, sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại có nhiều lựa chọn công việc khác nhau với môi trường làm việc đa dạng và năng động. Với kiến thức chuyên môn vững, cử nhân ngành Kinh doanh thương mại có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm hấp dẫn tại các công ty sản xuất, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Kinh doanh thương mại mà Zunia đã tổng hợp.
3. Học Kinh doanh thương mại ra trường làm gì?
Thị trường nhân lực của ngành Kinh doanh thương mại hiện nay được cho là đang thiếu hụt nguồn lực chất lượng cao. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại có thể tự tin ứng tuyển vào các doanh nghiệp, công ty đa quốc gia trong và ngoài nước với các vị trí công việc sau:
Nhân viên kinh doanh: thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp; trực tiếp lên ý tưởng, mục tiêu và phương án định hướng kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp.
Chuyên viên phụ trách xuất – nhập khẩu: chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty; hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.
Chuyên viên dịch vụ khách hàng: tìm hiểu, khai thác thông tin khách hàng, nhu cầu sản phẩm/dịch vụ của khách hàng; tư vấn khách hàng lựa chọn đúng sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu.
Chuyên viên thu mua: thực hiện cung ứng các nhu cầu về mua hàng cho toàn công ty; kiểm soát nguồn cung ứng, giá cả thông qua quản trị danh mục cung ứng.
Chuyên viên marketing: thực hiện các hoạt động tiếp thị, truyền thông để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng.
Chuyên viên logistics: thực hiện quản lý và điều phối hoạt động vận chuyển, lưu trữ, quản lý và phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Chuyên viên quản lý kho bãi: thực hiện công tác quản lý kho hàng hóa đảm bảo không bị mất mát, hư hỏng trong quá trình lưu kho, theo dõi tình hình xuất – nhập – tồn hàng hóa.
Tóm lại, ngành Kinh doanh thương mại là một trong những ngành đào tạo được đông đảo sinh viên quan tâm tại các trường đại học hiện nay. Với những kiến thức và kỹ năng được học trong suốt quá trình đào tạo, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh và phát triển. Để tìm hiểu thêm về ngành học này, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức.
ZUNIA tổng hợp