Kỹ thuật cơ sở hạ tầng: Vì sao nên theo học ngành này?
Tại sao nên chọn học ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng? Bài viết dưới đây được Zunia tổng hợp những thông tin về ngành học này nhằm giúp bạn tìm câu trả lời cho thắc mắc trên.

1. Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì?
Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là một trong những ngành kỹ thuật thuộc nhóm ngành Xây dựng. Ngành học này đào tạo kỹ sư nhằm thiết kế san nền, thiết kế hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước cho các khu quy hoạch, hệ thống chữa cháy trong nhà cao tầng kỹ thuật,... đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.
Hiện vẫn còn khá ít trường Đại học - Cao đẳng đào tạo và tuyển sinh ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, do nhu cầu bức thiết của xã hội cần quy hoạch và xây dựng đồng bộ, hiện đại hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật, ngành học này hiện đang được nhà nước tập trung đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục nhằm đào tạo đội ngũ kỹ sư chuyên môn có thể thực hiện được công tác quy hoạch, thiết kế mạng lưới hạ tầng kỹ thuật hướng tới phát triển bền vững đô thị.
2. Tại sao nên chọn ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng?
Theo các chuyên gia, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Vậy, có nên theo học ngành này hay không? Dưới đây là một số lí do để bạn cân nhắc có nên chọn ngành học này cho kỳ tuyển sinh năm nay.
- Tính bức thiết: Đô thị Việt Nam hiện nay gần như không có một hệ thống kỹ thuật hạ tầng hoàn chỉnh, mạng lưới đường thiếu, không mạch lạc gây tắc nghẽn giao thông, khó khăn cho việc mở rộng phát triển, hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nhu cầu của đô thị, chất lượng thấp đi kèm tỷ lệ thất thoát cao. Do đó, nhu cầu nhân lực để giải quyết những vấn đề trên của ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là rất lớn.
- Ngành học đa dạng: Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng cung cấp cho sinh viên nhiều lựa chọn về lĩnh vực chuyên môn như Cấp thoát nước, Giao thông, Xây dựng và quản lý hạ tầng đô thị, Công trình ngầm,...
- Cơ hội việc làm: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ và có nhu cầu lớn về các kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực này. Tốt nghiệp với bằng cử nhân Kỹ thuật cơ sở hạ tầng bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các cơ quan, công ty trong lĩnh vực xây dựng.
- Tiềm năng thu nhập: Với nhu cầu ngày càng tăng của các dự án hạ tầng, sinh viên ra trường có thể tìm được công việc phù hợp với sở thích và năng lực, trung bình mức lương của của Cử nhân/ Kỹ sư Kỹ thuật cơ sở hạ tầng khởi điểm ở mức 7-9 triệu đồng/ tháng. Các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này có thể mong đợi mức lương khá cao.
- Ngành học đề cao tính sáng tạo: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là một lĩnh vực tập trung vào sáng tạo, đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực này phải đưa ra các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng. Nếu bạn là một người yêu thích sáng tạo và muốn giải quyết các vấn đề thực tế, ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Ngoài ra, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng mà Zunia đã tổng hợp để tìm hiểu thêm thông tin về ngành học này.
3. Kỹ năng cần thiết khi chọn ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Để theo học và thành công trong ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, sinh viên cần trang bị một số kỹ năng cần thiết như:
- Kỹ năng tính toán, đo lường, thiết kế
- Kỹ năng vẽ kỹ thuật, đọc bản vẽ công trình
- Kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế
- Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy, sáng tạo
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng giao tiếp
Tóm lại, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là ngành học kỹ thuật liên quan đến tính toán, đo lường và thiết kế các cấu trúc hạ tầng. Do đó, sinh viên cần phải có các kỹ năng về tính toán, làm việc với phần mềm thiết kế, tư duy, sáng tạo và đưa ra các giải pháp phù hợp cho các vấn đề trong lĩnh vực này. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm thông tin về ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức.
ZUNIA tổng hợp