Ngành Bảo hộ lao động là gì? Học gì? Lấy bao nhiêu điểm?

May 25, 2023 | BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Ngành Bảo hộ lao động đã trở thành một lĩnh vực đa dạng và đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Vậy học có khó không? Trường nào tuyển sinh ngành này? Bài viết dưới đây của Zunia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này, cùng theo dõi nhé!

Ngành Bảo hộ lao động là gì? Học gì? Lấy bao nhiêu điểm?

1. Ngành Bảo hộ lao động là gì?

Ngành Bảo hộ lao động là ngành học nghiên cứu về khoa học an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, bao gồm các mặt về an toàn và vệ sinh môi trường lao động. Cụ thể, ngành học này đi tìm nguyên nhân và các giải pháp phòng ngừa về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố cháy nổ trong sản xuất, các yếu tố gây độc hại trong lao động; đồng thời tìm giải pháp đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động.

Mục tiêu của ngành Bảo hộ Lao động là nhằm đào tạo sinh viên trở thành kỹ sư có kiến thức, kỹ năng, có ý thức, trách nhiệm, có tinh thần tự học, nghiên cứu để tham gia tư vấn, xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, phòng tránh tai nạn lao động, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp và các tổ chức.

Ngành Bảo hộ lao động ra đời với mục tiêu bảo vệ người lao động khỏi những rủi ro và nguy hiểm trong môi trường làm việc. Mỗi trường sẽ có chỉ tiêu, điểm chuẩn và phương thức xét tuyển khác nhau, nếu đnag quan tâm đến ngành học này, các bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh ngành Bảo hộ lao động do Zunia tổng hợp để biết thêm về những tiêu chí tuyển sinh nhé!

2. Chương trình đào tạo ngành Bảo hộ lao động

Chương trình đào tạo của các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Bảo hộ lao động bao gồm một loạt các khóa học và môn học nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc. Dưới đây là một số khía cạnh đào tạo trong chương trường đào tạo ngành Bảo hộ lao động:

- Lý thuyết về an toàn lao động: Cung cấp kiến thức lý thuyết về các nguy cơ, rủi ro và các yếu tố an toàn lao động. Người học được hướng dẫn về các quy định, quy trình và tiêu chuẩn an toàn lao động cần tuân thủ.

- Thiết bị bảo hộ: Giúp người học hiểu về các loại thiết bị bảo hộ phổ biến như mũ bảo hiểm, khẩu trang, găng tay, áo bảo hộ, kính bảo hộ và giày bảo hộ. Người học sẽ được hướng dẫn về cách sử dụng đúng cách và bảo dưỡng thiết bị bảo hộ.

- Quy trình phản ứng khẩn cấp: Trang bị cho người học về cách phản ứng trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc tình huống khẩn cấp như cháy nổ, tai nạn lao động, và sự cố y tế. Điều này bao gồm cung cấp kiến thức về các quy trình sơ cứu cơ bản và phương pháp tổ chức sơ tán.

- Luật và quy định: Cung cấp kiến thức về các quy định pháp luật và quy định liên quan đến an toàn lao động. Người học sẽ được hướng dẫn về quyền và trách nhiệm của người lao động và nhà tuyển dụng trong việc duy trì một môi trường làm việc an toàn.

Ngoài ra, sinh viên ngành Bảo hộ lao động còn được trang bị các kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý tổng hợp môi trường lao động; đề xuất các giải pháp công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường lao động trong quá trình sản xuất; loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp.

Ngành Bảo hộ lao động đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của xã hội. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về chương trình học của ngành Bảo hộ lao động, bạn có thể tham gia Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được các giảng viên, chuyên gia trong ngành Bảo hộ lao động giải đáp trực tiếp nhé!

3. Điểm chuẩn ngành Bảo hộ lao động

Ngành Bảo hộ lao động là ngành học còn nhiều mới lạ nhưng cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ và các bậc phụ huynh. Vậy điểm chuẩn ngành Bảo hộ lao động là bao nhiêu? Các trường đại học nào đang tuyển sinh và đào tạo ngành Bảo hộ lao động? Cùng Zunia tìm hiểu nhé!

Trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Đại học Tôn Đức Thắng A00, A01, B00, D07 23
Đại học Văn Lang A00, A01, A02, B00 16
Đại học Công đoàn A00, A01, D01 15.3
Đại học Mỏ - Địa Chất A00, B00, A01, D01 15

Hiện có khá ít trường đào tạo ngành Bảo hộ lao động, tuy nhiên, các trường được nêu tên trên đều có chương trình đào tạo chất lượng, với đội ngũ giảng viên trình độ cao, trang thiết bị học tập hiện đại, môi trường học tập lành mạnh. Ngoài ra, các trường này cũng cung cấp nhiều chương trình học bổng và các hoạt động hỗ trợ học tập để sinh viên phát triển kỹ năng và kiến thức toàn diện. Nếu đang quan tâm và muốn theo học ngành Bảo hộ lao động bạn có thể cân nhắc những trường mà Zunia đề cập phía trên nhé!

4. Phương thức xét tuyển ngành Bảo hộ lao động

Căn cứ theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học ngành Bảo hộ lao động của Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường đại học công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2023 với các thông tin về phương thức xét tuyển như sau:

- Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023;

- Phương thức 2: Xét tuyển kết quả kỳ thi ĐGNL 2023 của ĐHQG TP.HCM và ĐHQG Hà Nội;

- Phương thức 3: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12;

- Phương thức 4: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (lớp 11 và HK1 lớp 12).

Tuy nhiên, tùy thuộc vào đề án tuyển sinh của từng trường sẽ có thêm các phương thức tuyển sinh như: Xét tuyển thẳng, xét tuyển ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT, Xét kết quả thi SAT,...

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đây của Zunia sẽ giúp cho bạn có thêm hiểu biết về ngành Bảo hộ lao động và đưa ra lựa chọn sáng suốt cho tương lai nghề nghiệp của bản thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Bảo hộ lao động mà Zunia đã tổng hợp, để lắng nghe các chuyên gia chia sẻ thêm thông tin về cơ hội việc làm, cũng như xu hướng phát triển trong tương lai để chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cần thiết và nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực Bảo hộ lao động.

ZUNIA tổng hợp