Ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm là gì? Học gì?

May 26, 2023 | Y HỌC CỔ TRUYỀN

Ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm là ngành học tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa sản xuất, chế biến thực phẩm, xây dựng khẩu phần và chế độ ăn uống với sức khỏe con người. Vậy, học ngành này ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về ngành học này, cùng Zunia tham khảo nhé!

Ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm là gì? Học gì?

1. Ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm là gì?

Ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm (Mã ngành: 7720497) là ngành học nghiên cứu và ứng dụng kiến thức về dinh dưỡng và các khía cạnh liên quan đến thực phẩm để đảm bảo sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Ngành này tập trung vào việc nghiên cứu về các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, cách chúng tác động đến sức khỏe và cách ăn uống có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe.

Mục tiêu của ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm là nhằm đào tạo Kỹ sư Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm theo định hướng ứng dụng và thực hành, theo nhu cầu và định hướng của doanh nghiệp sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng, thực phẩm và ẩm thực; có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm.

Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lựa chọn ăn uống thông minh và cung cấp cho chúng ta kiến thức để duy trì một lối sống lành mạnh. Tùy theo mục đích và định hướng đào tạo có sự khác biệt, từng trường sẽ có chỉ tiêu, điểm chuẩn và hình thức xét tuyển khác nhau, để biết rõ hơn về những tiêu chí này, các bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm do Zunia tổng hợp nhé!

2. Chương trình đào tạo ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm

Chương trình đào tạo ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm trang bị cho sinh viên các khối kiến thức về dinh dưỡng, thực phẩm và ẩm thực để có thể đánh giá, thiết kế và phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu, phù hợp và đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng; có thể theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng để xây dựng quy trình chăm sóc dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng; có khả năng tổ chức và giám sát hoạt động dinh dưỡng, tiết chế tại bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể và các cơ sở dịch vụ ẩm thực khác.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm còn được trang bị các kỹ năng về tổ chức và làm việc hiệu quả trong làm việc nhóm nhóm, kỹ năng viết báo cáo, thuyết trình, sử dụng được ngoại ngữ và tin học trong giao tiếp, trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin; kỹ năng tư duy, kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa nhằm phát triển năng lực thực hiện việc học tập, cập nhật kiến thức liên tục và suốt đời.

Một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm bao gồm: Dinh dưỡng người, Xây dựng khẩu phần dinh dưỡng, Thực phẩm chức năng, Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, Dịch tễ học dinh dưỡng, Công nghệ chế biến thực phẩm, Dinh dưỡng can thiệp, Dinh dưỡng cộng đồng, Dinh dưỡng trong hoạt động thể thao, Khoa học chế biến món ăn,...

Với sự phát triển liên tục trong khoa học và công nghệ, ngành dinh dưỡng và khoa học thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng ngừa bệnh tật. Nếu bạn còn thắc mắc về chương trình học của ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm bạn có thể tham gia Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được các giảng viên, anh chị cựu sinh viên trong ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm giải đáp trực tiếp nhé!

3. Điểm chuẩn ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm

Từ ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu, vấn đề sức khỏe một lần nữa trở thành mối quan tâm của mọi cộng đồng. Không chỉ những ngành học liên quan trực tiếp đến chẩn đoán và điều trị bệnh như nhóm ngành Y dược, những lựa chọn chăm sóc sức khỏe như ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm cũng ngày càng được quan tâm. Vậy điểm chuẩn ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm là bao nhiêu? Các trường đại học nào đang tuyển sinh và đào tạo ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm? Cùng Zunia tìm hiểu nhé!

Trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Đại học Công nghiệp TP.HCM A00, B00, D07, D90 19
Đại học Công nghệ TP.HCM A00, B00, C08, D07 17

Trên đây là hai trường đại học cung cấp chương trình đào tạo ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm đạt chuẩn chất lượng, với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệp. Bên cạnh đó, các trường này cũng cung cấp nhiều chương trình học bổng và các hoạt động hỗ trợ học tập để sinh viên phát triển kỹ năng và kiến thức toàn diện trong lĩnh vực Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm. Nếu đang quan tâm và muốn theo học ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm bạn có thể cân nhắc những trường mà Zunia đề cập phía trên nhé!

4. Phương thức xét tuyển ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm

Căn cứ theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm của Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường đại học công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2023 với các thông tin về phương thức xét tuyển như sau:

- Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023;

- Phương thức 2: Xét tuyển kết quả kỳ thi ĐGNL 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐHQG Hà Nội;

- Phương thức 3: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12;

- Phương thức 4: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (lớp 11 và HK1 lớp 12).

Tuy nhiên, tùy thuộc vào đề án tuyển sinh của từng trường sẽ có thêm các phương thức tuyển sinh như: Xét tuyển thẳng, xét tuyển ưu tiên theo quy định của Bộ GD & ĐT, Xét kết quả thi SAT,...

5. Học ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm ra làm gì?

Ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm là một lĩnh vực hấp dẫn cho những người đam mê y tế và quan tâm đến việc nghiên cứu và áp dụng kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Học ngành này sẽ giúp bạn tìm hiểu về các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, tác động của chúng đến sức khỏe và cách ăn uống có thể góp phần tích cực cho sức khỏe. Sau khi tốt nghiệp ngành Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm, bạn có nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này, bao gồm:

- Làm chuyên viên dinh dưỡng và ẩm thực, nghiên cứu phát triển sản phẩm, quản lý cho các cơ sở/công ty sản xuất, chế biến thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, bếp ăn, nhà hàng, nhà trẻ, trường học, và các dịch vụ ẩm thực khác;

- Làm việc tại khoa dinh dưỡng tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm, và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác có liên quan đến dinh dưỡng và ẩm thực;

- Các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng, Y học dự phòng và dinh dưỡng, thực phẩm và ẩm thực;

- Làm cán bộ nguyên cứu và giảng dạy ở các viện, trung tâm nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đào tạo chuyên ngành khoa học dinh dưỡng và ẩm thực;

- Học tiếp lên trình độ sau đại học tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Tóm lại, ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm cung cấp cơ hội việc làm rất đa dạng và rộng mở cho sinh viên, bởi vì nhu cầu về dinh dưỡng thực phẩm và chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm và đề cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm mà Zunia đã tổng hợp, để lắng nghe các chuyên gia chia sẻ thêm thông tin về cơ hội nghề nghiệp, cũng như xu hướng phát triển của ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm trong tương lai.

Zunia mong rằng, với những chia sẻ trên đây, các thí sinh đã hiểu rõ hơn về ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm, cũng như có thể lựa chọn được ngành học phù hơp với năng lực, nguyện vọng và sở thích của bản thân mình nhé!

ZUNIA tổng hợp