Ngành Giáo dục đặc biệt: có dễ xin việc làm hay không?
Học ngành Giáo dục đặc biệt ra trường làm gì? Cơ hội việc làm, mức lương ra sao? vẫn đang là nỗi băn khoăn không nhỏ của các bạn Gen-Z. Với những thông tin được Zunia tổng hợp dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.

1. Mức lương của ngành Giáo dục đặc biệt
Các giáo viên của ngành Giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt có mức lương trung bình từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài mức lương này, giáo viên ngành Giáo dục đặc biệt còn có thêm những khoản hỗ trợ khác. Mức thu nhập của những người làm việc trong ngành Giáo dục đặc biệt có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm. Ngoài ra, các bạn có thể nhận tư vấn, trị liệu thêm những đối tượng có nh cầu ở ngoài hoặc tự mở trung tâm của riêng mình.
2. Học ngành Giáo dục đặc biệt ra trường làm gì?
Ngành Giáo dục đặc biệt là một lĩnh vực rộng mở ra nhiều cơ hội việc làm cho những người tốt nghiệp. Nếu bạn đam mê giáo dục và muốn giúp đỡ những học sinh có nhu cầu đặc biệt, thì việc theo học tại các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt là một sự lựa chọn hấp dẫn dành cho bạn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc học ngành Giáo dục đặc biệt ra trường làm gì. Cùng Zunia tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
2.1. Các vị trí công việc
Sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục đặc biệt, bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực giáo dục. Dưới đây là một số vị trí công việc phù hợp cho người tốt nghiệp ngành Giáo dục đặc biệt:
- Giáo viên giảng dạy cho học sinh có nhu cầu đặc biệt;
- Nhân viên tư vấn giáo dục;
- Chuyên viên giáo dục đặc biệt;
- Nhà phát triển chương trình giáo dục đặc biệt;
- Chuyên viên đánh giá giáo dục.
Những vị trí công việc trên không chỉ cung cấp cho bạn cơ hội phát triển nghề nghiệp, mà còn giúp bạn thực hiện ước mơ giúp đỡ những học sinh có nhu cầu đặc biệt. Để tìm hiểu thêm về các vị trí công việc của Cử nhân ngành Giáo dục đặc biệt, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp cùng các giảng viên hàng đầu nhé!
2.2. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục đặc biệt, bạn có thể tìm việc làm ở nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm:
- Trường học công lập;
- Trường tư thục;
- Các tổ chức giáo dục đặc biệt;
- Cơ quan chính phủ:;
- Các nhà xuất bản sách giáo khoa và công ty sản xuất phần mềm giáo dục;
- Tổ chức phi chính phủ;
- Các tổ chức xã hội.
Tóm lại, các vị trí công việc cho người tốt nghiệp ngành Giáo dục đặc biệt khá đa dạng, bạn có thể tìm thấy việc làm ở nhiều địa điểm khác nhau. Để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm ngành Giáo dục đặc biệt, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Giáo dục đặc biệt do Zunia sưu tầm và tổng hợp.
3. Ngành Giáo dục đặc biệt phù hợp với những ai?
Để trở thành giáo viên của ngành Giáo dục đặc biệt, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Yêu thích giảng dạy và trẻ nhỏ.
- Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao.
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng.
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.
- Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
- Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện kỹ năng, tu dưỡng đạo đức.
Hy vọng với những thông tin mà Zunia cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn ngành học này và có những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Chúc các sĩ tử đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới!
ZUNIA tổng hợp