Ngành Hộ sinh: Cơ hội việc làm, thu nhập ra sao?

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần cho sản phụ ngày càng được chú trọng nên có thể khẳng định Hộ sinh là một ngành học vô cùng hứa hẹn. Vậy, học Hộ sinh là làm những công việc gì? Cùng Zunia khám phá qua bài viết sau đây nhé!

Ngành Hộ sinh: Cơ hội việc làm, thu nhập ra sao?

1. Mức lương của ngành Hộ sinh

Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV, các chức danh nghề nghiệp viên chức hộ sinh được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, như sau:

- Chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;

- Chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Cụ thể bảng lương của viên chức hộ sinh năm 2023 như sau:

- Bảng lương viên chức hộ sinh từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 30/6/2023:

Bảng lương viên chức hộ sinh từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 30/6/2023

- Bảng lương viên chức hộ sinh từ ngày 01/7/2023:

Bảng lương viên chức hộ sinh từ ngày 01/7/2023

Ngoài ra các hộ sinh cũng có thể thực hiện các công việc làm thêm ngoài giờ hành chính để có thêm thu nhập bằng cách cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sinh tại nhà, chi phí cho mỗi lần thực hiện các dịch vụ hộ sinh tại nhà sẽ nhận được tiền công từ 100.000-300.000 đồng phụ thuộc vào đặc thù công việc mà bạn thực hiện.

2. Học ngành Hộ sinh ra trường làm gì?

Ngành Hộ sinh là một lựa chọn hấp dẫn đối với những người yêu thích y học, chăm sóc sức khỏe và đặc biệt là quan tâm đến sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Học ngành Hộ sinh giúp bạn phát triển kỹ năng chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ phụ nữ trong suốt quá trình mang thai, sinh con và hậu sản. Ngoài ra, bạn cũng được trang bị kiến thức và kỹ năng về các phương pháp và kỹ thuật xử lý các tình huống khẩn cấp trong quá trình sinh đẻ. Sau khi tốt nghiệp tại các trường tuyển sinh và đào tạo Ngành Hộ sinh, bạn sẽ có cơ hội việc làm trong các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, trung tâm chăm sóc sức khỏe, nhà trẻ, trường học, và nhiều cơ hội khác. Vì vậy, nếu bạn có đam mê với y học và muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế, thì học ngành Hộ sinh là một sự lựa chọn đáng giá.

2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Hộ sinh

Ngành Hộ sinh là một lựa chọn đầy triển vọng cho tương lai nghề nghiệp. Trong một xã hội ngày càng phát triển, sự quan tâm đến bảo vệ và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em ngày càng tăng cao. Điều này làm cho ngành Hộ sinh và những người làm việc trong ngành được các trung tâm, phòng khám săn đón và tuyển dụng. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận các công việc chuyên môn như:

- Hộ sinh;

- Chuyên viên đo lường sức khỏe sinh sản;

- Chuyên viên tư vấn sức khỏe sinh sản;

- Chuyên viên tư vấn sản phẩm y tế;

- Nhân viên dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà;

- Nghiên cứu viên, Giảng viên ngành Hộ sinh.

Với sự phát triển không ngừng của ngành y tế và sự cần thiết của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, các vị trí công việc cho cử nhân ngành Hộ sinh có thể tiếp tục mở rộng trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Hộ sinh mà Zunia đã tổng hợp để cập nhật các thông tin mới nhất về các vị trí công việc, nhu cầu tuyển dụng và xu hướng phát triển của ngành Hộ sinh trong tương lai.

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Hộ sinh

Với những vị trí công việc được Zunia nêu trên, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các đơn vị như:

- Bộ y tế;

- Các bệnh viện từ cấp cơ sở đến trung ương;

- Các trạm y tế địa phương;

- Các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng;

- Các phòng khám phụ khoa tư nhân;

- Các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu y học.

Tóm lại, ngành Hộ sinh là một lĩnh vực rộng và đa dạng, mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm khác nhau. Nếu các bạn còn thắc mắc về các vị trí công việc của Cử nhân ngành Hộ sinh, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp cùng các giảng viên hàng đầu nhé!

3. Ngành Hộ sinh phù hợp với những ai?

Là người đầu tiên gặp trẻ sơ sinh và là người hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe sản phụ sau khi sinh - thời điểm người mẹ mệt mỏi nhất, đau đớn nhất, thì người làm nghề Hộ sinh cần có đủ những tố chất sau đây:

- Có đam mê về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Cẩn thận, chu đáo trong công việc;

- Có tinh thần trách nhiệm và lòng nhân hậu;

- Có khả năng chịu áp lực cao;

- Có khả năng ứng biến linh hoạt, nhanh nhạy;

- Có khả năng lên kế hoạch tốt;

- Có sức khỏe tốt.

Tóm lại, ngành Hộ sinh là một lĩnh vực đa dạng và phù hợp với những người có niềm đam mê trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong lĩnh vực sinh sản, bà mẹ và trẻ em. Các bạn nên có tình yêu thương, sự quan tâm đến sức khỏe và phát triển của con người, khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp tốt và tinh thần trách nhiệm cao, cũng như có khả năng thích ứng với những tình huống khó khăn và đa dạng.

Zunia mong rằng, với những thông tin chia sẻ được chia sẻ trong bài viết "Ngành Hộ sinh: Cơ hội việc làm, thu nhập ra sao?", bạn đã phần nào hình dung được các công việc có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp, đồng thời mong rằng những thông tin này đã giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Hộ sinh cho tương lai.

ZUNIA tổng hợp