Ngành Marketing: Mức lương và cơ hội việc làm khi ra trường
Học ngành Marketing ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao? Mức lương bao nhiêu? Ngành Marketing phù hợp với những ai? đừng lo lắng, Zunia sẽ giải đáp giúp bạn giải đáp tất tần tật những thông tin trên.

1. Mức lương của ngành Marketing
Mức lương của ngành Marketing có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực địa lý, ngành nghề, và quy mô của công ty.
Theo thống kê của timviec365.vn, mức lương trung bình trong ngành Marketing được chia theo ba bậc cụ thể như sau:
- Bậc thấp nhất (SV làm thêm): 2 triệu 714 triệu đồng/tháng.
- Bậc trung bình (SV có kinh nghiệm): 10 triệu 760 triệu đồng/tháng.
- Bậc cao nhất (Cấp bậc quản lý): 20 triệu 442 triệu đồng/tháng
Theo thống kê của của Topcv.vn, mức lương trung bình của ngành Marketing được chia theo số năm kinh nghiệm như sau:
- Với sinh viên mới ra trường: từ 5-6 triệu đồng/tháng.
- Với người có 1-2 năm kinh nghiệm: từ 7-11 triệu đồng/tháng.
- Người có kinh nghiệm từ 3-5 năm: từ 15-30 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi người.
2. Học ngành Marketing ra trường làm gì?
2.1. Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Marketing
Marketing là một trong những ngành đang phát triển mạnh mẽ trong thời đại số hóa hiện nay.Với sự gia tăng của các công ty và doanh nghiệp, việc tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu là điều rất quan trọng. Vì vậy, cầu về nhân lực trong lĩnh vực này cũng tăng lên đáng kể. Để có thêm thông tin về tuyển sinh ngành Marketing, cũng như tìm hiểu cơ hội việc làm Marketing - Ngành học đang HOT nhất với triển vọng nghề nghiệp bất tận!, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Marketing mà Zunia đã tổng hợp.
Khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Marketing có nhiều sự lựa chọn vị trí công việc khác nhau, bao gồm:
- Thực tập sinh Marketing: Là những người mới bắt đầu trong ngành Marketing, tham gia vào các hoạt động Marketing của doanh nghiệp hoặc tổ chức để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.
- Chuyên viên Marketing: Là những nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing, tham gia vào các hoạt động Marketing của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Chuyên viên truyền thông: Điều hành các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp hoặc tổ chức, bao gồm các hoạt động PR, quảng cáo và các hoạt động khác.
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường: Thực hiện các cuộc khảo sát, phân tích các dữ liệu và đưa ra các báo cáo về thị trường và khách hàng, giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức đưa ra các quyết định chiến lược.
- Chuyên viên quảng cáo: Tập trung vào việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo trực tuyến hoặc ngoại tuyến, giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Nhân viên tiếp thị: Tập trung vào các chiến lược tiếp thị trực tiếp với khách hàng, thường là nhân viên bán hàng hoặc tư vấn viên.
- Quản lý sản phẩm: Tập trung vào việc phát triển sản phẩm mới, quản lý vòng đời sản phẩm và đưa ra các chiến lược giúp sản phẩm đạt được mục tiêu kinh doanh.
- Giám đốc Marketing: Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động Marketing của doanh nghiệp hoặc tổ chức, từ việc đưa ra chiến lược, phát triển kế hoạch, đến việc giám sát các hoạt động thực thi và đo lường hiệu quả.
Ngoài các vị trí công việc trên, trong ngành Marketing còn có nhiều vị trí khác như Chuyên viên Trade Marketing, Chuyên viên sự kiện, Chuyên viên phát triển thương hiệu, Chuyên viên SEO, Chuyên viên PPC và nhiều vị trí khác nữa. Tùy thuộc vào mục tiêu và sở thích của mỗi người, họ có thể tìm kiếm các vị trí phù hợp để phát triển sự nghiệp trong ngành Marketing.
2.2. Cơ hội việc làm của ngành Marketing
- Môi trường làm việc trong ngành Marketing có thể khá đa dạng và thú vị. Đối với các công ty và tổ chức lớn, ngành Marketing thường được chia thành các bộ phận chuyên môn như Phát triển sản phẩm, Thương hiệu, Nghiên cứu thị trường, Quảng cáo, Tiếp thị trực tuyến và Marketing khách hàng, v.v.
- Các chuyên viên Marketing thường phải làm việc trong một môi trường rất sáng tạo và năng động. Họ thường phải làm việc với nhiều đồng nghiệp từ các bộ phận khác nhau, bao gồm nhân viên kinh doanh, nhân viên sản xuất, nhân viên kỹ thuật và các chuyên gia khác. Điều này đòi hỏi các chuyên viên Marketing phải có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc nhóm.
- Các chuyên viên Marketing cũng phải làm việc với các đối tác bên ngoài như các nhà cung cấp, đối tác quảng cáo và các công ty tư vấn chiến lược. Điều này đòi hỏi họ phải có kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian tốt để đảm bảo các dự án được hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng.
- Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành Marketing, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức.
3. Ngành Marketing phù hợp với những ai?
Ở mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ đòi hỏi người làm nghề có những tố chất, kỹ năng nhất định. Và đối với ngành Marketing cũng không hề ngoại lệ. Vậy ngành marketing đòi hỏi những kỹ năng, tố chất gì ở ứng viên? Dưới đây là một số tố chất cho thấy bạn là người vô cùng phù hợp với ngành Marketing:
- Là người hướng ngoại, năng động, sáng tạo
- Yêu thích viết lách
- Chăm chỉ, không ngừng học hỏi
- Có khả năng bắt Trend tốt
- Có khả năng thiết kế, photoshop là một lợi thế lớn đối với một nhân viên Marketing.
ZUNIA tổng hợp