Ngành Thống kê kinh tế và cơ hội việc làm

Mar 17, 2023 | KHOA HỌC QUẢN LÝ

Học ngành Thống kê kinh tế ra trường làm gì?, bài viết dưới đây được Zunia tổng hợp thông tin về mức lương và cơ hội việc làm ngành Thống kê kinh tế, cùng khám phá nhé!

Ngành Thống kê kinh tế và cơ hội việc làm

Nếu bạn có niềm đam mê với các con số, yêu thích điều tra, tính toán, phân tích và dự báo về một vấn đề, ngành Thống kê kinh tế khá phù hợp với bạn. Dưới đây là một số thông tin về mức lương và cơ hội việc làm ngành học này bạn có thể tham khảo. 

1. Mức lương của ngành Thống kê kinh tế

Mức lương trong ngành Thống kê kinh tế có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm, vị trí việc làm, nơi làm việc và quy mô công ty. Dưới đây là một số thông tin về mức lương trung bình của ngành Thống kê kinh tế được thống kê theo các trang tuyển dụng việc làm:

Mức lương trung bình theo kinh nghiệm:

- Sinh viên mới ra trường: từ 5-7 triệu đồng/tháng

- Nhân viên có 2-5 năm kinh nghiệm: từ 10-15 triệu đồng/tháng

- Nhân viên có trên 5 năm kinh nghiệm: từ 20-30 triệu đồng/tháng

Mức lương trung bình theo vị trí công tác:

- Nhân viên thống kê kinh tế: từ 7-12 triệu đồng/tháng

- Chuyên viên thống kê kinh tế: từ 10-15 triệu đồng/tháng

- Chuyên viên phân tích dữ liệu: từ 10-15 triệu đồng/tháng

- Chuyên viên tư vấn, nghiên cứu thị trường: từ 12-18 triệu đồng/tháng

- Trưởng phòng/Giám đốc bộ phận: từ 30-50 triệu đồng/tháng

2. Học ngành Thống kê kinh tế ra trường làm gì?

Ngành Thống kê kinh tế được dự báo là ngành học hot trong tương lai nhờ vào sự phát triển của nền kinh tế trong thời đại hiện nay. Ngành học này mở ra nhiều cơ hội việc làm và khả năng thăng tiến nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Thống kê kinh tế mà Zunia đã tổng hợp.

2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Thống kê kinh tế

Với tấm bằng Cử nhân Thống kê kinh tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm công việc tại một trong các vị trí sau:

- Nhân viên thống kê kinh doanh

- Nhân viên thống kê kinh tế - xã hội

- Chuyên viên nghiên cứu thị trường

- Chuyên viên phân tích dữ liệu

- Chuyên viên quản trị hệ thống

- Nghiên cứu viên, giảng viên

- Tự thành lập tổ chức tư vấn, dịch vụ phân tích và xử lý dữ liệu

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Thống kê kinh tế

Sau quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại các cơ sở đào tạo chính quý, sinh viên ngành Thống kê kinh tế có rất nhiều việc làm đa dạng ở tại nhiều loại hình cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác nhau:

- Các cơ quan thuộc hệ thống thống kê Nhà nước, Bộ ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội

- Các dự án và tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế

- Nghiên cứu viên trong các viện, trung tâm nghiên cứu, giảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp

- Nghiên cứu viên trong các tổ chức tư vấn, nghiên cứu thị trường.

3. Ngành Thống kê kinh tế phù hợp với những ai?

Liệu bạn có phù hợp với ngành Thống kê kinh tế? Để có được câu trả lời cho câu hỏi trên, bạn có thể tham khảo một số tố chất sau:

- Đam mê tìm hiểu về lĩnh vực kinh tế

- Say mê nghiên cứu và có trách nhiệm trong công việc

- Kiên trì, nhẫn nại, chịu được áp lực công việc

- Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục

- Khả năng thu thập và xử lý thông tin tốt

- Tư duy linh hoạt, quyết đoán

- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm

- Khả năng quản lý, quản trị hệ thống

- Khả năng học tập liên tục

Ngoài ra, để tìm hiểu thêm những thông tin về tuyển sinh và ngành nghề trong tương lai của ngành học này, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức.

ZUNIA tổng hợp