Những thông tin cần biết về ngành Bảo vệ thực vật
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, ngành Bảo vệ thực vật trở nên ngày càng quan trọng, góp phần vào sự cân bằng tự nhiên, bảo tồn thực vật và đảm bảo chất lượng môi trường. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về ngành học này, cùng Zunia tham khảo nhé!

1. Ngành Bảo vệ thực vật là gì?
Ngành Bảo vệ thực vật (Plant Protection) là ngành học chuyên nghiên cứu về đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, đặc biệt đi sâu vào các kiến thức về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng,…
Ngành học này còn bao gồm các nhiệm vụ về nghiên cứu, tổ chức xây dựng, điều hành mạng lưới bảo vệ thực vật các cấp, ứng dụng công nghệ trong sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện các thao tác bảo vệ cây trồng trên đồng ruộng, trang trại nhằm cải thiện thu nhập của nông dân, sản xuất những giống cây trồng bền vững và đảm bảo cân bằng sinh học.
Ngành Bảo vệ thực vật luôn đóng vai trò quan trọng sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng. Tùy theo mục đích và định hướng đào tạo, từng trường sẽ có chỉ tiêu, điểm chuẩn và hình thức xét tuyển khác nhau, để biết rõ hơn về những tiêu chí này, các bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh ngành Bảo vệ thực vật do Zunia tổng hợp nhé!
2. Chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật
Theo học ngành Bảo vệ thực vật, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ sở ngành về cây trồng, thổ nhưỡng, sinh lý sinh hoá thực vật và di truyền học thực vật; kiến thức chuyên ngành về côn trùng nông nghiệp, bệnh hại cây trồng, cỏ dại, hóa học bảo vệ thực vật, phòng trừ sinh học và quản lý dịch hại tổng hợp.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng điều tra, chẩn đoán, thu thập, phân tích và xử lý thông tin liên quan đến bảo vệ thực vật; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị cơ bản, hiện đại phục vụ hiệu quả nghiên cứu khoa học, quản lý, sản xuất và kinh doanh trong ngành bảo vệ thực vật; kỹ năng thiết kế và thực hiện các nghiên cứu khoa học, ứng dụng đạt được mục tiêu thuộc lĩnh vực bảo thực vật.
Một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật có thể kể đến như: Sinh lý thực vật, Dinh dưỡng cây trồng, Côn trùng đại cương, Bệnh cây đại cương, Bệnh hại cây trồng, Hóa bảo vệ thực vật, Phòng trừ sinh học bệnh cây trồng, Kiểm dịch thực vật và dịch hại sau thu hoạch, Tuyến trùng nông nghiệp, Phương pháp giám định côn trùng hại cây trồng, Virút hại thực vật, Chọn giống cây trồng trong bảo vệ thực vật,...
3. Học phí và thời gian đào tạo ngành Bảo vệ thực vật
Học phí của ngành Bảo vệ thực vật phụ thuộc vào từng Trường và từng cấp độ đào tạo khác nhau. Tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, mức học phí ngành Bảo vệ thực vật khoảng 15.000.000 VNĐ/năm. Tuy nhiên, mức học phí này có thể khác nhau tùy vào chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, giảng viên và chương trình đào tạo của trường. Cụ thể, mức học phí ngành này sẽ dao động trong khoảng sau:
3.1 Bậc Đại học
- Chương trình đại trà: Học phí dự kiến từ 14 đến 20 triệu đồng/năm học.
- Chương trình chất lượng cao: Học phí dự kiến từ 30 triệu đồng/năm học.
- Thời gian đào tạo: 4 năm.
3.2 Bậc Cao đẳng - Trung cấp
- Học phí bậc CĐ - TC: Học phí dự kiến từ 6 đến 10 triệu đồng/năm học.
- Thời gian đào tạo: từ 2,5 đến 3 năm.
Cùng Zunia điểm qua một số trường cung cấp chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật chất lượng ở nước ta hiện nay như:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trên đây là một số thông tin tổng quan về ngành Bảo vệ thực vật, Zunia mong rằng, với những chia sẻ trên các bạn đã có cái nhìn khái quát về ngành học này cũng như đã có thêm cơ sở để lựa chọn Ngành Bảo vệ thực vật cho tương lai.
ZUNIA tổng hợp