Piano: Có thể bạn chưa biết về ngành học này!

May 26, 2023 | NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC

Được ví như “ông hoàng” của các loại nhạc cụ, piano lẫn người chơi luôn là trung tâm của sự chú ý tại những buổi biểu diễn, sự kiện. Vậy liệu bạn đã biết về ngành Piano? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về ngành học này.

Piano: Có thể bạn chưa biết về ngành học này!

1. Ngành Piano là gì?

- Ngành Piano (Mã ngành: 7210208) là một trong những ngành học âm nhạc chuyên sâu, tập trung vào việc nghiên cứu, rèn luyện và biểu diễn piano. Piano là một nhạc cụ dây đàn được chơi bằng cách gõ các phím trên bàn phím, tạo ra âm thanh thông qua sự rung của dây đàn. Ngành Piano không chỉ giúp học viên hiểu về cấu trúc, kỹ thuật và phong cách chơi piano, mà còn giúp phát triển khả năng cảm nhận âm nhạc, sự nhạy bén trong việc diễn tả cảm xúc và khả năng sáng tạo trong biểu diễn âm nhạc. Học viên ngành Piano sẽ được học từ cơ bản đến nâng cao, thực hành các bài tập piano, trau dồi kỹ thuật và khám phá các tác phẩm piano kinh điển của các nhà soạn nhạc nổi tiếng.

- Nếu bạn còn thắc mắc về ngành Piano thì hãy tham gia Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp cụ thể nhé!

2. Chương trình đào tạo ngành Piano

Chương trình đào tạo của các trường tuyến sinh ngành Piano thường được thiết kế để cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành những nghệ sĩ piano chuyên nghiệp. Các khóa học trong chương trình bao gồm:

- Học lý thuyết âm nhạc: Bắt đầu bằng việc học về những khái niệm cơ bản trong âm nhạc, gồm các yếu tố như nốt nhạc, nhịp điệu, phương trình âm, v.v. Học viên sẽ hiểu về cấu trúc và kỹ thuật của âm nhạc để áp dụng trong việc chơi piano.

Kỹ thuật chơi piano: Đây là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo, giúp học viên nắm vững kỹ thuật chơi piano. Bao gồm học cách đọc bản nhạc, tư thế ngón tay, quy tắc pedal, tập trung vào kỹ năng nhịp điệu, phối hợp hai tay và sử dụng các kỹ thuật đặc biệt như trill, arpeggio, và phrasing.

Lịch sử âm nhạc: Học viên sẽ tìm hiểu về các giai đoạn lịch sử âm nhạc và những nhà soạn nhạc nổi tiếng. Điều này giúp học viên có cái nhìn toàn diện về phong cách và xu hướng phát triển của âm nhạc piano.

Tương tác và biểu diễn: Chương trình đào tạo Piano thường bao gồm các buổi tương tác và biểu diễn công cộng. Điều này giúp học viên rèn kỹ năng biểu diễn trước công chúng, tự tin và thích ứng với sân khấu.

Thực hành và biểu diễn tác phẩm: Học viên sẽ được thực hành và biểu diễn các tác phẩm piano từ các giai đoạn khác nhau trong lịch sử âm nhạc. Điều này giúp họ phát triển khả năng diễn tả cảm xúc và nắm vững kỹ năng biểu diễn âm nhạc piano.

Ngoài ra, các khóa học về biểu diễn nhóm, nhạc phòng, và hợp xướng cũng có thể được cung cấp để giúp học viên tìm hiểu về cách tương tác và hòa nhập trong một môi trường âm nhạc đa dạng. Nếu bạn còn thắc mắc về chương trình đào tạo của ngành học này thì hãy nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Piano do Zunia sưu tầm và tổng hợp nhé!

3. Điểm chuẩn ngành Piano

Ngành Piano luôn là một trong những ngành nghệ thuật thu hút sự quan tâm và đam mê của nhiều thí sinh. Và để trở thành một nghệ sĩ Piano tài năng, cần phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện không ngừng và điều quan trọng hơn hết là cân nhắc lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp với năng lực bản thân. Vậy điểm chuẩn ngành Piano là bao nhiêu? Các trường đại học nào đang tuyển sinh và đào tạo ngành Piano? Cùng Zunia tìm hiểu nhé!

Trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương  (GNT) N00 33
Đại học Văn Lang (DVL) N00 18
Đại học Nguyễn Tất Thành (NTT) N00 15
Đại học Văn Hiến (DVH) N00 7
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (NVH) Đang cập nhật
Học viện Âm nhạc Huế (HVA) Đang cập nhật
Nhạc viện TP.HCM (NVS) Đang cập nhật

4. Phương thức xét tuyển ngành Piano

Căn cứ theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học ngành Piano của Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường đại học công bố đề án tuyển sinh với các thông tin về phương thức xét tuyển như sau:

Phương thức 1: Xét kết quả Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia là điểm cộng 03 môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 2: Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học). Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên. Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Phương thức 3: Xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM và Hà Nội.

Phương thức 4: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi quốc gia, xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển.

Lưu ý: Với các trường xét tuyển khối năng khiếu cần thí sinh có thể tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức hoặc có thể sử dụng kết quả thi từ các trường khác để xét tuyển.

5. Cơ hội việc làm dành cho Cử nhân ngành Piano

Ngành Piano được đánh gia là một ngành học có cơ hội việc rộng mở và có tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Piano, sinh viên có đủ năng lực đảm nhiệm các công việc sau:

- Trở thành nghệ sĩ biểu diễn độc lập hoặc trong các nhà hát, các cơ sở hoạt động nghệ thuật, âm nhạc;

Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực âm nhạc, văn hóa, nghệ thuật, các trung tâm đào tạo âm nhạc, các trường phổng thông trong khu vực và cả nước;

- Làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu âm nhạc, nghệ thuật văn hóa;

- Tư vấn và tổ chức dàn dựng các chương trình, tham gia liên hoan văn nghệ ở các đơn vị, cơ sở;

Chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật của các trung tâm, các sở ban ngành và các thiết chế - văn hóa nghệ thuật của tỉnh thành; biên tập viên các chương trình âm nhạc…

Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Piano mà Zunia đã tổng hợp. Các bạn có thể cân nhắc lựa chọn ngành học này trong đợt tuyến sinh Đại học - Cao đẳng sắp tới. Hi vọng với những thông tin mà Zunia sư tầm và tổng hợp, các sĩ tử có thể lựa chọn ngành học phù hơp với năng lực, nguyện vọng và sở thích của bản thân nhé!

ZUNIA tổng hợp