Sinh viên ngành Kinh tế chính trị ra trường làm gì?
Học ngành Kinh tế chính trị ra làm gì? Dưới đây là một số thông tin về mức lương, cơ hội việc làm ngành Kinh tế chính trị mà Zunia đã tổng hợp, cùng tham khảo và định hướng nghề nghiệp tương lai cho mình nhé!

Ngành Kinh tế chính trị với mục tiêu nhằm đào tạo cử nhân Kinh tế chính trị có năng lực tham mưu tư vấn cho các cấp lãnh đạo, quản lý trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động kinh tế; có khả năng độc lập nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế - xã hội.
1. Mức lương của ngành Kinh tế chính trị
Theo thống kê từ VietnamWorks, mức lương trung bình của ngành Kinh tế chính trị tại Việt Nam khoảng từ 7 triệu - 20 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực địa lý và quy mô công ty. Cụ thể:
Mức lương trung bình theo kinh nghiệm:
- Sinh viên mới ra trường: từ 7-10 triệu đồng/tháng
- Nhân viên có từ 2-3 năm kinh nghiệm: từ 10-15 triệu đồng/tháng
- Nhân viên có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên: từ 15-20 triệu đồng/tháng
Mức lương trung bình theo vị trí công việc:
- Nhân viên kinh doanh: từ 5-10 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên phân tích thị trường: từ 8-15 triệu đồng/tháng
- Quản lý, Giám đốc bộ phận: từ 20-30 triệu đồng/tháng
2. Học ngành Kinh tế chính trị ra trường làm gì?
Ngành Kinh tế chính trị được dự báo ra ngành học phát triển trong tương lai nhờ vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Ngành học này hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể tham gia một số Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học uy tín tổ chức.
2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Kinh tế chính trị
Một khẳng định chắc nịch rằng các bạn sinh viên Kinh tế chính trị ra trường không bao giờ lo thất nghiệp nhé. Bởi với những kiến thức và nghiệp vụ được học bạn có thể tự khởi nghiệp, làm chủ một doanh nghiệp, hoặc tham gia công tác tại nhiều vị trí khác nhau trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Cụ thể:
- Báo cáo viên, tuyên truyền viên
- Chuyên viên tư vấn, tham mưu kinh tế
- Chuyên viên hoạch định chính sách phát triển
- Biên tập viên, bình luận viên, phóng viên
- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Kinh tế chính trị
2.2 Cơ hội việc làm của ngành Kinh tế chính trị
Cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Kinh tế chính trị hiện nay rất đa dạng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những công việc khác nhau tại các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Phụ trách ở trang Kinh tế Chính trị của một số tờ báo
- Làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
- Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách kinh tế
- Làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể trung ương
- Giảng viên trong các trường Đại học - Cao đẳng, trường Chính trị.
3. Ngành Kinh tế chính trị phù hợp với những ai?
Bạn có phù hợp với ngành Kinh tế chính trị? Dưới đây là một số yếu tố nhận biết bạn có phù hợp với ngành này hay không, cùng tham khảo và phát triển bản thân nhé:
- Tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc hiến pháp và pháp luật
- Có ý thức phục vụ cộng đồng
- Cần, kiệm, liêm, chính
- Tinh tế và nhạy bén về chính trị
- Tư duy độc lập, sáng tạo
- Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề
- Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi
- Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc
- Tự tin, năng động, giao tiếp, đàm phán thuyết phục tốt
Mong rằng, với những thông tin được Zunia tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Kinh tế chính trị cho tương lai.
ZUNIA tổng hợp