Tất tần tật những điều bạn cần biết về ngành Âm nhạc học

Liệu bạn đã biết ngành Âm nhạc học là gì? Học gì? Điểm chuẩn là bao nhiêu? Phương thức xét tuyển ra sao? Cùng Zunia tìm hiểu những thông tin tổng quan về ngành Âm nhạc học qua bài viết dưới đây nhé!

Tất tần tật những điều bạn cần biết về ngành Âm nhạc học

1. Ngành Âm nhạc học là gì?

- Ngành Âm nhạc học (Mã ngành: 7210201) là ngành học phân tích nghiên cứu về âm nhạc và các vấn đề có liên quan đến âm nhạc. Âm nhạc học cũng là một phần của nhân văn học.

- Ngành Âm nhạc học là một lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy về âm nhạc. Nó bao gồm việc khám phá, hiểu và ứng dụng các nguyên tắc, lý thuyết và kỹ thuật trong âm nhạc. Ngành này tập trung vào nghiên cứu về lịch sử âm nhạc, cấu trúc âm nhạc, phân tích âm nhạc, kỹ thuật biểu diễn, và cách thức sáng tác âm nhạc.

- Nếu bạn còn thắc mắc về ngành Âm nhạc học thì hãy tham gia Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp cụ thể nhé!

2. Chương trình đào tạo ngành Âm nhạc học

Chương trình đào tạo của các trường tuyển sinh ngành Âm nhạc học bao gồm một loạt các khóa học và môn học thiết yếu để cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực âm nhạc. Dưới đây là một số môn học thường có trong chương trình đào tạo ngành Âm nhạc học:

- Lịch sử âm nhạc: Môn học này tập trung vào nghiên cứu các giai đoạn và phong cách âm nhạc từ quá khứ đến hiện tại. Sinh viên sẽ được học về những nhà soạn nhạc, tác phẩm nổi tiếng và sự phát triển của âm nhạc qua thời gian.

Lý thuyết âm nhạc: Môn này tập trung vào việc hiểu và áp dụng các nguyên lý cơ bản của âm nhạc, bao gồm hệ thống nhạc lý, hợp âm, cấu trúc âm nhạc và phân tích âm nhạc.

Biểu diễn âm nhạc: Sinh viên sẽ được đào tạo trong việc chơi nhạc cụ, hát, hoặc thể hiện âm nhạc qua phương tiện điện tử. Các khóa học này giúp phát triển kỹ năng biểu diễn, kỹ thuật chơi nhạc và sự tự tin trên sân khấu.

Sáng tác âm nhạc: Môn học này tập trung vào quá trình sáng tác và phát triển ý tưởng âm nhạc. Sinh viên sẽ học cách sáng tác các bản nhạc gốc, từ viết nhạc cho một nhạc cụ đến viết nhạc cho các hình thức sáng tạo khác nhau.

Quản lý âm nhạc: Môn này giúp sinh viên hiểu về quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực âm nhạc. Bao gồm cách tiếp thị âm nhạc, quản lý sự kiện âm nhạc, quản lý nghệ sĩ và quản lý các tổ chức âm nhạc.

Ngoài ra, chương trình đào tạo ngành Âm nhạc học có thể bao gồm các môn học tùy chọn như âm thanh và thu âm, dàn dựng âm nhạc, âm nhạc điện tử, và các khóa học về nghệ thuật biểu diễn và quản lý sự kiện âm nhạc. Nếu bạn còn thắc mắc về chương trình đào tạo của ngành học này thì hãy nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Âm nhạc học do Zunia sưu tầm và tổng hợp nhé!

3. Điểm chuẩn ngành Âm nhạc học

Với nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về nghệ thuật và giải trí, ngành Âm nhạc học ngày càng trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những ai đam mê sáng tác, biểu diễn và khám phá âm nhạc. Vậy điểm chuẩn ngành Âm nhạc học là bao nhiêu? Các trường đại học nào đang tuyển sinh và đào tạo ngành Âm nhạc học? Cùng Zunia tìm hiểu nhé!

Trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Đại học Thủ Dầu Một (TDM) M10, M03, M06, N03 16
Đại học Trà Vinh (DVT) N00 15
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (NVH) Đang cập nhật
Học viện Âm nhạc Huế (HVA) Đang cập nhật
Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh (NVS) Đang cập nhật

4. Phương thức xét tuyển ngành Âm nhạc học

Căn cứ theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học ngành Âm nhạc học của Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường đại học công bố đề án tuyển sinh với các thông tin về phương thức xét tuyển như sau:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng căn cứ theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT. Đối tượng là những thí sinh đã đoạt giải thưởng tại các cuộc thi âm nhạc quốc tế. Học viện sẽ xét công nhận các cuộc thi dựa trên tiêu chí và quy mô của cuộc thi mà thí sinh đã đoạt giải thưởng. Thời gian của giải thưởng không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển. Thủ tục xét tuyển theo Quy chế của Bộ GD&ĐT.

Phương thức 2: Xét tuyển môn Ngữ văn dựa trên một trong các kết quả sau:

+ Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong học bạ của 3 năm học THPT. 

+ Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong 3 năm học cuối trung cấp của chương trình Văn hóa phổ thông hệ TCCN.

+ Điểm thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Phương thức 3: Thi tuyển:

+ Môn kiến thức cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp, Piano phổ thông (đối với các chuyên ngành Sáng tác âm nhạc, Chỉ huy âm nhạc, Âm nhạc học).

+ Môn kiến thức cơ sở: Chuyên ngành.

Lưu ý: Với các trường xét tuyển khối năng khiếu cần thí sinh có thể tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức hoặc có thể sử dụng kết quả thi từ các trường khác để xét tuyển.

5. Cơ hội việc làm dành cho Cử nhân ngành Âm nhạc học

Mặc dù không có nhiều trường đào tạo ngành Âm nhạc học nhưng cơ hội việc làm ngành này lại rất rộng mở. Do ít trường đào tạo nên nguồn nhân lực ngành Âm nhạc học luôn trở nên “khát”. Hàng năm lượng thí sinh tốt nghiệp không nhiều, trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng của các nhà tuyển dụng lại quá lớn. Sau khi tốt nghiệp ngành Âm nhạc học, bạn có thể làm ở các vị trí:

- Làm việc trong các nhạc viện;

- Giảng dạy về âm nhạc từ cấp tiểu học lên đại học, cao đẳng;

- Biên tập viên âm nhạc của các đài phát thanh, truyền hình;

- Viết báo mảng âm nhạc;

- Nghệ sĩ biểu diễn;

- Nhạc sĩ sáng tác ca khúc;

- Nghệ sĩ thu âm - kĩ thuật viên thu âm;

- Ca sĩ, nhạc sĩ phòng thu;

- Nghề viết văn bản nhạc;

- Biên tập, dàn dựng chương trình;

- Nhà sản xuất âm nhạc, Nhạc sĩ hòa âm phối khí…

Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Âm nhạc học mà Zunia đã tổng hợp. Các bạn có thể cân nhắc lựa chọn ngành học này trong đợt tuyến sinh Đại học - Cao đẳng sắp tới. Hi vọng với những thông tin mà Zunia sư tầm và tổng hợp, các sĩ tử có thể lựa chọn ngành học phù hơp với năng lực, nguyện vọng và sở thích của bản thân nhé!

ZUNIA tổng hợp