Tất tần tật những điều bạn cần biết về ngành Sư phạm Âm nhạc

May 24, 2023 | GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

Việc tạo cơ hội cho sinh viên phát triển khả năng nghệ thuật, truyền đạt tri thức âm nhạc đến thế hệ tương lai, ngành Sư phạm Âm nhạc có thể là sự lựa chọn đáng cân nhắc dành cho các thí sinh. Cùng Zunia tìm hiểu về ngành học này qua bài viết dưới đây nhé!

Tất tần tật những điều bạn cần biết về ngành Sư phạm Âm nhạc

1. Ngành Sư phạm Âm nhạc là gì?

- Ngành Sư phạm Âm nhạc (Music Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc, có trình độ lý luận và thực hành để giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm âm nhạc của các trường nghệ thuật và văn hoá - nghệ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh, sinh viên.

- Ngành Sư phạm Âm nhạc là một ngành học chuyên về việc đào tạo và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành một giáo viên âm nhạc chuyên nghiệp. Ngành này tập trung vào việc phát triển năng khiếu âm nhạc và khả năng sáng tạo của học viên, cung cấp cho họ kiến thức về lý thuyết âm nhạc, phương pháp giảng dạy, quản lý lớp học, và các kỹ năng biểu diễn âm nhạc.

- Nếu bạn còn thắc mắc về ngành Sư phạm Âm nhạc thì hãy tham gia Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp cụ thể nhé!

2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc

Chương trình đào tạo của các trường tuyển sinh ngành Sư phạm Âm nhạc thường bao gồm một loạt các môn học chuyên sâu về âm nhạc, giảng dạy và quản lý lớp học. Dưới đây là một số môn học phổ biến có thể được tìm thấy trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc:

- Lý thuyết âm nhạc: Bao gồm học về các yếu tố cơ bản của âm nhạc như nốt nhạc, âm học, hòa âm, lý thuyết nhịp điệu và lý thuyết các loại hợp âm.

Lịch sử âm nhạc: Nghiên cứu về sự phát triển và xu hướng của âm nhạc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, từ âm nhạc cổ đại đến hiện đại.

Phân tích âm nhạc: Học cách phân tích và hiểu cấu trúc âm nhạc, từ cách xây dựng nhịp điệu đến cấu trúc hợp âm và diễn giải âm nhạc.

Phương pháp giảng dạy âm nhạc: Học cách thiết kế và thực hiện các hoạt động giảng dạy như lập kế hoạch bài giảng, tạo tài liệu dạy học, sử dụng phương pháp và công cụ giảng dạy hiệu quả.

Các loại nhạc cụ: Nghiên cứu về các loại nhạc cụ như piano, guitar, violin, và các nhạc cụ giao hưởng khác. Bao gồm cả việc học cách chơi nhạc cụ và phương pháp dạy học chúng.

Kỹ thuật biểu diễn âm nhạc: Học cách biểu diễn và trình bày âm nhạc trước công chúng, bao gồm cả kỹ năng về phong cách biểu diễn, kỹ năng nhận diện giọng và kỹ thuật diễn xuất trên sân khấu.

Quản lý lớp học: Học cách quản lý một lớp học âm nhạc, bao gồm việc xây dựng môi trường học tập tích cực, quản lý thời gian, quản lý học sinh, và xử lý các tình huống khó khăn trong quá trình giảng dạy.

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc có thể khác nhau tùy theo trường đại học hoặc quốc gia. Nếu bạn còn thắc mắc về chương trình đào tạo của ngành học này thì hãy nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Sư phạm Âm nhạc do Zunia sưu tầm và tổng hợp nhé!

3. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Âm nhạc

Việc tạo cơ hội cho sinh viên phát triển khả năng nghệ thuật, truyền đạt tri thức âm nhạc đến thế hệ tương lai, ngành Sư phạm Âm nhạc không chỉ là lựa chọn mà còn là ngành học đáng cân nhắc. Vậy điểm chuẩn ngành Sư phạm Âm nhạc là bao nhiêu? Các trường đại học nào đang tuyển sinh và đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc? Cùng Zunia tìm hiểu nhé!

Trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương (GNT) N00 21
Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng (DDS) N00 20.16
Đại học Sư phạm Hà Nội (SPH) N00 19.13
N01 18.38
Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (DVD) N00 18
Đại học Sư Phạm - Đại học Huế (DHK) N00, N01 18
Đại học Đồng Tháp (SPD) N00, N01 18

4. Phương thức xét tuyển ngành Sư phạm Âm nhạc

Căn cứ theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học ngành Sư phạm Âm nhạc của Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường đại học công bố đề án tuyển sinh với các thông tin về phương thức xét tuyển như sau:

- Phương thức 1: Xét kết quả Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia là điểm cộng 03 môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 2: Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học). Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên. Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

- Phương thức 3: Xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM và Hà Nội.

- Phương thức 4: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi quốc gia; xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển.

Lưu ý: Với các trường xét tuyển khối năng khiếu cần thí sinh có thể tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức hoặc có thể sử dụng kết quả thi từ các trường khác để xét tuyển.

Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Sư phạm Âm nhạc mà Zunia đã tổng hợp. Các bạn có thể cân nhắc lựa chọn ngành học này trong đợt tuyến sinh Đại học - Cao đẳng sắp tới.

ZUNIA tổng hợp