Thông tin từ A đến Z ngành Thống kê dành cho thí sinh

May 25, 2023 | TOÁN ỨNG DỤNG

Thống kê là ngành học trìu tượng mà nhiều bạn học sinh vẫn còn chưa nắm rõ. Bài viết dưới đây của Zunia tổng hợp thông tin tổng quan về ngành Thống kê nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này.

Thông tin từ A đến Z ngành Thống kê dành cho thí sinh

1. Ngành Thống kê là gì?

Thống kê (Statistical) là ngành học về kiểm soát số lượng, nghiên cứu các vấn đề liên quan tới hệ thống dữ liệu thu thập được. Thông qua các phân tích chuyên sâu, khả năng giải thích con số, biểu diễn số lượng thống kê bằng biểu đồ và tổ chức hệ thống các dữ liệu một cách khoa học.

Mục tiêu của ngành Thống kê là nhằm đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên môn chuyên sâu về Thống kê và có kỹ năng áp dụng Thống kê để giải quyết các vấn đề thực tế (đặc biệt là kinh tế).

Ngành Thống kê có mã xét tuyển là: 7460201, tùy theo mục đích và định hướng đào tạo của từng trường mà sẽ có chỉ tiêu, điểm chuẩn và hình thức xét tuyển khác nhau, để biết rõ hơn về những tiêu chí này, các bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh Ngành Thống kê do Zunia tổng hợp nhé!

2. Chương trình đào tạo ngành Thống kê

Chương trình đào tạo ngành Thống kê cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Thống kê cổ điển và hiện đại, trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về hệ thống thông tin thống kê, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thống kê và kỹ năng phân tích dữ liệu, có năng lực về tư vấn, tổ chức hệ thống thông tin kinh tế xã hội, tổ chức quá trình thu thập, xử lý và phân tích tổng hợp các thông tin kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Thống kê được học các môn học kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng thực hành nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng: kỹ năng thành lập mô hình toán học cho các bài toán thực tế; lập trình trên các ngôn ngữ khác nhau; kỹ năng trình bày vấn đề; kỹ năng quản lý thuộc phạm vi chuyên môn.

Một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành Thống kê bao gồm: Xác suất và thống kê suy diễn, Phương pháp điều tra mẫu, Cơ sở dữ liệu, Lý thuyết độ đo và tích phân, Lý thuyết xác suất, Quá trình ngẫu nhiên, Phân tích dữ liệu, Dự báo, Thống kê nhiều chiều, Thống kê Bayes, Thống kê tính toán, Lý thuyết kiểm định, Thống kê doanh nghiệp, Phân tích chuỗi thời gian,...

Nếu bạn còn thắc mắc về chương trình học của ngành Thống kê bạn có thể tham gia Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được các giảng viên, anh chị cựu sinh viên trong ngành Thống kê giải đáp trực tiếp nhé!

3. Điểm chuẩn ngành Thống kê

Thống kê là ngành học hiện không có nhiều trường đào tạo, tuy nhiên, đây lại là ngành học thu hút nhiều thí sinh trong những năm gần đây. Vậy điểm chuẩn ngành Thống kê là bao nhiêu? Các trường đại học nào đang tuyển sinh và đào tạo ngành Thống kê? Cùng Zunia tìm hiểu nhé!

Trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Đại học Tôn Đức Thắng A00, A01 29.1
Đại học Cần Thơ A00, A01, A02, B00 21

Hiện đang có 2 trường Đđại học triển khai đào tạo ngành Thống kê mà các sĩ tử có thể đăng ký nguyện vọng xét tuyển, các trường này đều có chương trình đào tạo chất lượng với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, mang lại cho sinh viên môi trường học tập năng động. Ngoài ra, các trường này cũng cung cấp nhiều chương trình học bổng và các hoạt động hỗ trợ sinh viên học tập, phát triển kỹ năng nghiệp vụ cần thiết. Nếu đang quan tâm và muốn theo học ngành Thống kê bạn có thể cân nhắc những trường mà Zunia đề cập phía trên nhé!

4. Phương thức xét tuyển ngành Thống kê

Căn cứ theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học ngành Thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường đại học công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2023 với các thông tin về phương thức xét tuyển như sau:

- Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023;

- Phương thức 2: Xét tuyển kết quả kỳ thi ĐGNL 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐHQG Hà Nội;

- Phương thức 3: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12;

- Phương thức 4: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (lớp 11 và HK1 lớp 12).

Tuy nhiên, tùy thuộc vào đề án tuyển sinh của từng trường sẽ có thêm các phương thức tuyển sinh như: Xét tuyển thẳng, xét tuyển ưu tiên theo quy định của Bộ GD & ĐT, Xét kết quả thi SAT,...

5. Cơ hội việc làm ngành Thống kê

Sau khi tốt nghiệp ngành Thống kê, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc tại các vị trí và đơn vị sau:

- Vị trí việc làm:

+ Chuyên viên tại các cục thống kê;

+ Chuyên viên phân tích và xử lý thống kê;

+ Nhân viên ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm;

+ Nhân viên phòng kế hoạch, thống kê, kinh doanh, marketing;

+ Cán bộ tại các cấp chính quyền, các sở ban ngành phụ trách mảng tổng hợp, thống kê và nghiên cứu khoa học;

+ Nghiên cứu viên tại các trung tâm và viện nghiên cứu;

+ Giáo viên tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học.

- Nơi làm việc:

+ Cục Thống kê;

+ Ngân hàng, công ty bảo hiểm;

+ Các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học;

+ Các cơ quan quản lý của nhà nước và các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp.

+ ...

Trên đây chỉ là một số ví dụ về công việc mà ngành Thống kê có thể mang lại khi bạn theo học ngành này. Tuy nhiên, còn rất nhiều hướng đi và lựa chọn công việc khác nhau trong ngành này, phụ thuộc vào đam mê, sở thích và lĩnh vực mà bạn quan tâm. Bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Thống kê mà Zunia đã tổng hợp, để lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về cơ hội việc làm, kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Thống kê.

Hi vọng rằng, với những thông tin về ngành Thống kê được Zunia tổng hợp trên đây, các bạn đã có thêm cơ sở để cân nhắc lựa chọn ngành học này trong đợt tuyển sinh Đại học - Cao đẳng sắp tới, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng để trở thành chuyên gia thống kê toàn năng đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và kinh tế.

ZUNIA tổng hợp