Việt Nam học - Ngành "giữ lửa" cho nền văn hoá nước nhà

Ngành Việt Nam học là gì? Ngành Việt Nam học học gì? Học phí bao nhiêu?, Zunia sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thắc mắc này. Dưới đây là những thông tin về ngành Việt Nam học mà Zunia đã tổng hợp.

Việt Nam học - Ngành "giữ lửa" cho nền văn hoá nước nhà

1. Ngành Việt Nam học là gì?

- Việt Nam học (tiếng Anh là Vietnamese Studies) là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học... để làm rõ những nét riêng độc đáo, nghiên cứu toàn diện và đa dạng những lĩnh vực của một quốc gia trên góc nhìn văn hóa.

- Việt Nam học là ngành đào tạo có tính chất liên ngành, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức tương đối toàn diện và hệ thống về Việt Nam học (và cả tiếng Việt trong trường hợp sinh viên là người nước ngoài), có kĩ năng thực hành về quan hệ quốc tế và năng lực giao tiếp xã hội, sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công tác chuyên môn. Cử nhân Việt Nam học có thể làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam, nước ngoài, các tổ chức quốc tế…

2. Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học

Chương trình đào tạo của các trường tuyển sinh ngành Việt Nam học thường bao gồm các khóa học về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, triết học, xã hội học, kinh tế học, địa lý và khoa học xã hội. Sinh viên sẽ học về các chủ đề như:

- Lịch sử Việt Nam: học về sự phát triển của Việt Nam qua các thời kỳ và những sự kiện lịch sử quan trọng trong lịch sử đất nước.

Văn hóa Việt Nam: học về các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam, từ các nghệ thuật truyền thống như hát xoan, ca trù, quan họ, đến văn hóa hiện đại như điện ảnh, âm nhạc, thời trang...

Ngôn ngữ Việt Nam: học về lịch sử, phát triển và cấu trúc của tiếng Việt, từ văn phạm đến ngữ âm và các thể loại văn bản.

Kinh tế học Việt Nam: học về các chính sách kinh tế và các vấn đề liên quan đến kinh tế của Việt Nam.

Địa lý và môi trường: học về địa lý của Việt Nam và các vấn đề liên quan đến môi trường, từ biến đổi khí hậu đến quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Xã hội học: học về xã hội của Việt Nam, từ các vấn đề về gia đình và cộng đồng đến các vấn đề xã hội quan trọng hiện nay như cải cách tư pháp, nạn buôn người, bạo lực gia đình.

Triết học và tôn giáo: học về các triết lý và giá trị tôn giáo của dân tộc Việt Nam.

- Khoa học xã hội: học về các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu trong các lĩnh vực xã hội, như phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu sử dụng dữ liệu, phương pháp nghiên cứu thực địa.

Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học thường có tính chất đa ngành, đòi hỏi sinh viên phải có sự tổng hợp kiến thức về nhiều lĩnh vực, cũng như kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, giúp cho các cựu sinh viên của ngành này có thể phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để tìm hiểu thêm về ngành Việt Nam học, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để giải đáp các thắc mắc liên quan đến ngành học cùng các chuyên gia trong lĩnh vực Quan hệ quốc tế.

3. Học phí và thời gian đào tạo ngành Việt Nam học

Học phí của ngành Việt Nam học phụ thuộc vào từng Trường và từng cấp độ đào tạo khác nhau. Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM, mức học phí ngành Việt Nam học khoảng 21.000.000 VNĐ/năm. Tuy nhiên, mức học phí này có thể khác nhau tùy vào chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, giảng viên và chương trình đào tạo của trường. Cụ thể, mức học phí này sẽ dao động trong khoảng sau:

3.1. Bậc đại học:

- Chương trình đại trà: Học phí dự kiến từ 21 triệu đồng đến 25 triệu đồng/năm học.

- Chương trình chất lượng cao: Học phí dự kiến từ 30 triệu đồng đến 35 triệu đồng/năm học.

- Thời gian đào tạo: 4 năm.

3.2. Bậc Cao đẳng - Trung cấp: 

- Học phí bậc CĐ - TC: Học phí dự kiến từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng/năm học. 

- Thời gian đào tạo: từ 2,5 đến 3 năm.

Cùng điểm qua một số trường đào tạo ngành Việt Nam học chất lượng trên cả nước mà Zunia đã tổng hợp:

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội (QHX)

Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 (SP2)

Đại học Sư Phạm TP.HCM (SPS)

- ...

ZUNIA tổng hợp