Tổng quan cơ hội việc làm và mức lương ngành Y học cổ truyền
Y học cổ truyền đang trở thành một lĩnh vực ngày càng quan trọng giúp giảm thiểu tác động từ các loại thuốc hóa học và tăng khả năng tự phục hồi của cơ thể. Vậy, cơ hội việc làm của ngành Y học cổ truyền ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Zunia!
1. Mức lương của ngành Y học cổ truyền
Thực tế, để trả lời được câu hỏi “Mức thu nhập của bác sĩ Y học cổ truyền hiện nay là bao nhiêu? Cao hay thấp?” còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thời gian hành nghề, kinh nghiệm bản thân, địa điểm làm việc,... Mức lương của bác sĩ Y học cổ truyền không thể dùng để so sánh với mặt bằng xã hội và chỉ có thể so sánh với những sự vất vả, hi sinh mà họ đã trải qua, đã cống hiến.
Tùy vào năng lực và kinh nghiệm mà bạn có được, thì bạn sẽ nhận được mức lương tương ứng. Thông thường, ở vị trí bác sĩ Y học cổ truyền mới ra trường, chưa trau dồi được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, thì bạn sẽ nhận được mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/ tháng. Đối với những bác sĩ làm trong biên chế nhà nước, bạn sẽ nhận được mức lương đó là 830.000đ x hệ số 3,24 = 2.689.000 đồng, chưa tính các thu nhập khác tùy vị trí làm việc.
Nếu dày dặn kinh nghiệm hơn, bạn sẽ nhận từ 6-10 triệu đồng/tháng. Còn đối với trường hợp mở phòng khám tại nhà, bạn sẽ nhận được mức lương nhiều hơn mức trên nếu bạn có năng lực chuyên môn giỏi, được người bệnh tin tưởng đến khám chữa bệnh.
2. Học ngành Y học cổ truyền ra trường làm gì?
Ngành Y học cổ truyền đang thu hút sự chú ý của những người đam mê y tế và quan tâm đến chăm sóc sức khỏe. Trong bối cảnh ngành y tế ngày càng phát triển và nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày càng tăng, việc theo học ngành Y học cổ truyền tại các trường Đại học và Cao đẳng là một sự lựa chọn hấp dẫn cho những ai khát khao một sự nghiệp đầy thử thách và tiềm năng phát triển cao. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong các cơ sở y tế cộng đồng, bệnh viện, phòng khám và các tổ chức y tế khác. Hãy cùng Zunia tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây!
2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Y học cổ truyền
Sau khi tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau, cụ thể là:
- Bác sĩ y học cổ truyền;
- Bác sĩ Đông y;
- Y sĩ y học cổ truyền;
- Kỹ thuật viên y học cổ truyền;
- Cố vấn chăm sóc sức khỏe;
- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Y học cổ truyền.
Các công việc trong ngành Y học cổ truyền đang có nhu cầu tăng cao, do đó, các cử nhân Y học cổ truyền có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp và đóng góp cho cộng đồng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các vị trí công việc của ngành này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Y học cổ truyền mà Zunia đã tổng hợp để lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về xu hướng phát triển cơ hội nghề nghiệp của ngành Y học cổ truyền trong tương lai.
2.2 Cơ hội việc làm của ngành Y học cổ truyền
Sinh viên ngành Y học cổ truyền sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Bác sĩ Y học cổ truyền và có thể đảm nhận công việc tại:
- Các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập Y học cổ truyền;
- Các cơ sở đào tạo cán bộ y tế Y học cổ truyền;
- Các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng liên quan Y học cổ truyền;
- Các lĩnh vực y tế, bảo hiểm, thẩm mỹ và chăm sóc sức khoẻ khác.
Tóm lại, ngành Y học cổ truyền mang đến nhiều cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm trong ngành Y học cổ truyền, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các giảng viên và sinh viên đang theo học hoặc làm việc trong ngành Y học cổ truyền.
3. Ngành Y học cổ truyền phù hợp với những ai?
Một chuyên gia Y học cổ truyền có thể đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng khỏe mạnh, cứu nguy và cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nếu bạn đang cân nhắc theo học ngành Y học cổ truyền, hãy xem xét các tố chất sau để đánh giá xem mình có phù hợp với ngành học này hay không:
- Có sự đam mê về y tế và chăm sóc sức khỏe;
- Có lòng nhân hậu, thương người, sự cảm thông và chia sẻ với bệnh nhân;
- Có khả năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, tạo được sự tin cậy với người bệnh;
- Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu;
- Kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ trong nghiên cứu và công việc;
- Có sức khỏe tốt và chịu được áp lực cao.
Tóm lại, ngành Y học cổ truyền phù hợp với những người có sự đam mê và sự cam kết đối với y tế truyền thống, đồng thời sẵn lòng nỗ lực học tập và phát triển kiến thức trong lĩnh vực này.
Zunia hi vọng rằng, với những thông tin được chia sẻ trong bài viết "Tổng quan cơ hội việc làm và mức lương ngành Y học cổ truyền", bạn đã hình dung được các công việc có thểm đảm nhận sau khi ra trường, đồng thời hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Y học cổ truyền cho tương lai.
ZUNIA tổng hợp