Tổng quan mức lương và việc làm ngành Quản trị khách sạn
Không ít người đam mê ngành Quản trị khách sạn, tuy nhiên lại không biết học quản trị khách sạn ra làm gì? Vì vậy, để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Quản trị khách sạn, các tiềm năng và cơ hội của ngành này trong tương lai, Zunia mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
1. Mức lương của ngành Quản trị khách sạn
Theo glints.com, mức lương ngành Quản trị khách sạn còn được phân theo quy mô của khách sạn 5 sao, 4 sao hay 3 sao. Nhìn chung ở tất cả các vị trí mức lương ngành quản trị khách sạn 5 sao sẽ cao hơn 4 sao và mức lương ở khách sạn 4 sao sẽ cao hơn 3 sao. Cụ thể như sau:
- Lễ tân khách sạn 5 sao: từ 5 – 6 triệu đồng/ tháng;
- Lễ tân khách sạn 4 sao: từ 4 – 6 triệu đồng/ tháng;
- Lễ tân khách sạn 3 sao: từ 4 - 5 triệu đồng/ tháng;
- Lễ tân khách sạn 2 sao và 1 sao: từ 3 – 4 triệu đồng/tháng;
- Nhân viên phục vụ nhà hàng: từ 4 – 5 triệu đồng/tháng.
Theo Joboko.com, mức lương ngành Quản trị khách sạn đối với bộ phận buồng phòng tuỳ vào nhiều yếu tố như quy mô của khách sạn, hình thức làm việc, tần suất làm việc. Cụ thể như sau:
- Giám sát bộ phận: từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng;
- Trưởng bộ phận: từ 12 - 15 triệu đồng/ tháng;
- Giám đốc bộ phận: từ 15 - 30 triệu đồng/ tháng.
Tuy nhiên, mức lương của ngành Quản trị khách sạn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, vị trí công việc, quy mô doanh nghiệp, vùng địa lý và ngành nghề.
2. Học ngành Quản trị khách sạn ra trường làm gì?
Học ngành Quản trị khách sạn là một lựa chọn hấp dẫn cho những người có đam mê với lĩnh vực dịch vụ du lịch và muốn trở thành những chuyên gia quản lý chuyên nghiệp trong ngành này. Trong bối cảnh ngành du lịch và khách sạn đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này đang ngày càng mở rộng và đa dạng. Việc theo học tại các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Quản trị khách sạn có thể mang lại cho bạn những cơ hội nghề nghiệp ngoài mong đợi.
2.1. Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Quản trị khách sạn
Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn, các Cử nhân ngành này có thể đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và khách sạn. Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến mà cử nhân ngành Quản trị khách sạn có thể đảm nhiệm:
- Quản lý khách sạn;
- Giám đốc kinh doanh khách sạn;
- Giám đốc bộ phận lưu trú;
- Giám đốc bộ phận bán hàng;
- Giám đốc nhà hàng;
- Chuyên viên dịch vụ khách hàng.
Tất cả những vị trí công việc trên đều đòi hỏi các cựu sinh viên ngành Quản trị khách sạn phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này và nhiều kỹ năng quản lý, lãnh đạo, giao tiếp và quản lý thời gian. Để tìm hiểu thêm về các vị trí công việc của Cử nhân ngành Quản trị khách sạn, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp cùng các giảng viên hàng đầu nhé!
2.2. Cơ hội việc làm của ngành Quản trị khách sạn
Cử nhân ngành Quản trị khách sạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong ngành dịch vụ du lịch và khách sạn, tùy thuộc vào sở thích và kỹ năng của từng người. Dưới đây là một số địa điểm có thể cung cấp cơ hội việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn:
- Khách sạn;
- Công ty du lịch;
- Công ty quản lý khách sạn;
- Các doanh nghiệp liên quan đến du lịch và khách sạn.
Ngoài các địa điểm trên, các cựu sinh viên ngành Quản trị khách sạn có thể tìm kiếm việc làm ở các tổ chức chính phủ liên quan đến du lịch và khách sạn hoặc làm việc tự do với các dự án liên quan đến dịch vụ du lịch và khách sạn. Nếu bạn còn thắc mắc về cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Quản trị khách sạn do Zunia sưu tầm và tổng hợp.
3. Ngành Quản trị khách sạn phù hợp với những ai?
Ngành Quản trị khách sạn phù hợp với những ai có sở thích và tài năng trong việc quản lý, tổ chức và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong ngành dịch vụ du lịch và khách sạn. Điều này bao gồm:
- Có sức khỏe dẻo dai;
- Khả năng giao tiếp tốt;
- Có tính cách hướng ngoại;
- Là người năng động, vui vẻ, sáng tạo;
- Kỹ năng thuyết trình, giải thích vấn đề thấu đáo, rành mạch;
- Có trình độ ngoại ngữ, ít nhất là thông thạo thêm 1 ngoại ngữ;
- Kỹ năng tổ chức công việc và đàm phán tốt;
- Chịu được áp lực của công việc.
Ngành này cũng đòi hỏi những người làm việc trong môi trường áp lực cao và sẵn sàng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng trong ngành dịch vụ du lịch và khách sạn.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp các thí sinh hiểu thêm về ngành Quản trị khách sạn, từ đó có cơ sở lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực, nguyện vọng và sở thích của bản thân.
ZUNIA tổng hợp
TUYỂN SINH LIÊN QUAN
-
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
55.000.000đ
-
Hướng dẫn du lịch
TC Công nghệ & KT Đối ngoại
6.750.000đ
-
Du lịch
Đại học Văn Hiến
23.500.000đ
-
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
ĐH Kinh tế CN Long An
26.000.000đ
-
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Học viện Hàng không VN
31.000.000đ