Truyền thông đa phương tiện: ngành học mở ra nhiều lối đi

Học ngành Truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì? Cơ hội việc làm, mức lương ra sao? vẫn đang là nỗi băn khoăn không nhỏ của các bạn Gen-Z. Với những thông tin được Zunia tổng hợp dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.

Truyền thông đa phương tiện: ngành học mở ra nhiều lối đi

1. Mức lương của ngành Truyền thông đa phương tiện

Theo jobdo.vn, hiện nay ngành Truyền thông đa phương tiện là một trong những ngành có mức lương thuộc top đầu. Cụ thể mức lương ngành Truyền thông đa phương tiện là bao nhiêu? Tùy theo năng lực, vị trí công tác cũng như kinh nghiệm mà con số về lương sẽ dao động khác nhau. Cụ thể như sau:

- Mức lương ngành Truyền thông đa phương tiện theo kinh nghiệm:

+ Đối với sinh viên mới ra trường: từ 5 - 9 triệu đồng/tháng;

+ Với những người có kinh nghiệm tay nghề từ 1 - 2 năm: từ 10 - 15 triệu đồng/tháng;

+ Đối với người có kinh nghiệm tay nghề nhiều hơn 3 năm: từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.

- Mức lương ngành Truyền thông đa phương tiện theo vị trí việc làm:

+ Thiết kế đồ họa: từ 8 - 13 triệu đồng/tháng;

+ Biên tập viên (nội dung, báo chí, truyền hình): từ 7 - 11 triệu đồng/tháng;

+ Nhân viên thiết kế website: từ 8 - 10 ttriệu đồng/tháng;

+ Nhân viên/Chuyên viên truyền thông nội bộ: từ 7 - 10 triệu đồng/tháng;

+ Chuyên viên quảng cáo: từ 7 - 12 triệu đồng/tháng;

+ Nhân viên/Chuyên viên marketing: từ 7 - 10 triệu đồng/tháng;

+ Giảng viên: theo bậc lương của nhà nước và các chế độ cụ thể tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, mức lương của ngành Truyền thông đa phương tiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm, địa điểm làm việc, cũng như kích thước và loại công ty.

2. Học ngành Truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?

Trong bối cảnh kinh tế và công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, các chuyên gia truyền thông đa phương tiện sẽ trở thành những người có tầm nhìn và năng lực cần thiết để đưa các doanh nghiệp và tổ chức đến thành công. Vì thế, việc theo học tại các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều thí sinh. Vậy, học ngành Truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì? Cùng Zunia tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

2.1. Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện

Sau khi tốt nghiệp với bằng Cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện, sinh viên có thể có nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực khác nhau của ngành truyền thông. Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến mà sinh viên có thể theo đuổi:

- Biên tập viên;

- Nhà báo;

- Quay phim;

- Chỉnh sửa video;

- Thiết kế đồ họa;

- Chuyên viên truyền thông xã hội:;

- Quản lý nội dung số;

- Quản lý dự án.

Tuy nhiên, ngành này rất đa dạng và có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau, tùy thuộc vào sở thích, kỹ năng và kinh nghiệm của từng cá nhân. Nếu các bạn còn thắc mắc về các vị trí công việc của Cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp cùng các giảng viên hàng đầu nhé!

2.2. Cơ hội việc làm của ngành Truyền thông đa phương tiện

Sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện, sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong các tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

- Các công ty quảng cáo;

- Các công ty sản xuất video;

- Các tổ chức truyền thông đại chúng;

- Các công ty sản xuất nội dung số;

- Các công ty phần mềm.

Các sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện cũng có thể làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức giáo dục, các trung tâm nghiên cứu và các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngoài ra, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện do Zunia sưu tầm và tổng hợp để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm ngành học này.

3. Ngành Truyền thông đa phương tiện phù hợp với những ai?

Những tố chất, kỹ năng để thành công trong lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện:

- Kỹ năng viết tốt;

- Có khả năng biên tập nội dung, hình ảnh, âm thanh;

- Có năng khiếu về thẩm mỹ, yêu cái đẹp;

- Có đầu óc sáng tạo;

- Khả năng tư duy nhạy bén;

- Luôn có những ý tưởng mới;

- Chăm chỉ, nhẫn nại trong công việc;

- Ham học hỏi và chịu khó tìm tòi;

- Khả năng tổng hợp, phân tích thông tin nhanh;

- Biết chọn lọc thông tin, hình ảnh;

- Xử lý hình ảnh tốt.

Ngành Truyền thông đa phương tiện đang là một trong những ngành học "hot" nhất hiện nay với cơ hội việc làm lớn và mức lương vô cùng hấp dẫn. Hy vọng những thông tin mà Zunia chia sẻ, các bạn có thể cân nhắc lựa chọn ngành học phù hợp cho bản thân.

ZUNIA tổng hợp