Tân cử nhân Quản trị kinh doanh: cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cơ hội việc làm ngành Quản trị kinh doanh, Zunia tổng hợp những thông tin bao gồm những vị trí công việc, cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp của ngành học này.

1. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là cái tên chưa bao giờ hết “hot” trong các kỳ tuyển sinh đại học mỗi năm. Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành học này, từ các ngành khối kinh tế, thương mại đến hành chính, truyền thông đều có chuyên ngành học Quản trị kinh doanh. Đây vốn dĩ không phải là sự lai tạp mà thực chất Quản trị kinh doanh là ngành đa dạng như vậy. Điều này mang đến không ít cơ hội và thử thách cho các cử nhân ngành học này.
Kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng về quy mô, điều này mở ra cơ hội làm việc rộng lớn cho sinh viên khối ngành kinh tế, trong đó có Quản trị kinh doanh. Hơn nữa, với chương trình đào tạo đa dạng kỹ năng, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có một sự “đa năng” trong công việc, đây sẽ là lợi thế giúp họ được ưu tiên hơn sinh viên chuyên ngành kinh tế khác.
Số lượng sinh viên đang theo học và tuyển sinh mới ngành Quản trị kinh doanh tăng dần theo mỗi năm, sức cạnh tranh của ngành học này là rất cao. Điều này đòi hỏi sinh viên phải trang bị tốt kiến thức và kỹ năng cho bản thân để nắm bắt cơ hội ứng tuyển những công việc tốt.
2. Ngành Quản trị kinh doanh sau khi ra trường làm nghề gì?
Quản trị kinh doanh là một lĩnh vực đa ngành nghề, chính vì thế nhiều tân cử nhân thực sự không biết nên lựa chọn công việc gì khi ra trường. Dưới đây, Zunia sẽ tổng những công việc đúng và gần với ngành Quản trị kinh doanh để bạn tham khảo và xác định chính xác công việc mình có thể làm và thành công nhé.
2.1 Lĩnh vực kinh doanh
- Nhân viên kinh doanh: Đây là công việc tương đối đúng chuyên môn và sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có thể tự tin đảm nhận công việc trong lĩnh vực này. Có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, các bạn dễ dàng thích ứng và có kế hoạch công việc hiệu quả, đây cũng là một công việc khai thác được tất cả tiềm năng của ngành học này.
- Nhân viên phát triển thị trường: Nếu nhân viên kinh doanh tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thì nhân viên phát triển thị trường có vai trò tìm kiếm thị trường kinh doanh. Đây là công việc yêu cầu sự quan sát, tầm nhìn kinh doanh cũng như các kế hoạch phát triển của nhân viên.
- Nhân viên kế hoạch phát triển: Đây là một vị trí thuộc phòng kế hoạch đầu tư tại một số công ty vừa và lớn. Công việc của vị trí này sẽ lên kế hoạch phát triển các dòng sản phẩm, hợp tác với các bộ phận chuyên môn khác để đảm bảo kế hoạch.
- Nhân viên quan hệ khách hàng: Nhân viên quan hệ khách hàng cũng là một vị trí đòi hỏi nhiều năng lực chuyên môn của ngành Quản trị kinh doanh. Công việc này yêu cầu bạn tiếp xúc trực tiếp và thể hiện khả năng của mình với khách hàng một cách trực tiếp.
2.2 Lĩnh vực xuất nhập khẩu
- Trợ lý quản lý kho: Hoạt động của một cử nhân ngành Quản trị kinh doanh ở vị trí này chính là hỗ trợ quản lý kho trong các lĩnh vực kiểm soát hoạt độnh xuất nhập kho với các chi nhánh, đối tác, thị trường khác nhau.
- Nhân viên thu mua: Nhân viên thu mua là người thực hiện hoạt động tìm kiếm nguồn hàng. Đây có thể coi là công việc nhân viên phát triển thị trường ở giai đoạn đầu vào của sản phẩm.
2.3 Lĩnh vực truyền thông - marketing
- Nhân viên marketing-truyền thông: Hoạt động truyền thông-marketing tại các công ty kinh doanh thường không thể thiếu sót các chỉ số kinh tế. Chính vì vậy, bộ phận này cũng cần những người có chuyên môn kinh tế bên cạnh kỹ năng truyền thông.
- Nhân viên chăm sóc khách hàng: Nhân viên chăm sóc khách hàng có thể được coi như bước đầu rèn luyện bản thân cho các tân cử nhân. Trong quá trình làm việc, bạn có thể hình dung được về các đối tượng khách hàng, hệ thống kinh doanh và kế hoạch thu hút người tiêu dùng.
2.4 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp hiện nay đã không còn là điều gì đó quá xa lạ. Những người trẻ luôn có rất nhiều nhiệt huyết đối với công viên khởi nghiệp. Có thể nói đây là công việc Quản trị kinh doanh “quen thuộc” nhất đối với mọi người. Với việc khởi nghiệp, bạn cần có kiến thức vững chắc hơn hết cũng như kỹ năng làm việc và tinh thần tốt nhất.
Để tìm hiểu rõ hơn về cơ hội nghề nghiệp của ngành học này, bạn có thể tham khảo thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Quản trị kinh doanh mà Zunia đã tổng hợp.
3. Những kỹ năng cần thiết cho Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
Để làm tốt các công việc trong ngành Quản trị kinh doanh hay bất cứ ngành nghề nào, kỹ năng là một điều không thể thiếu. Những kỹ năng sau đây sẽ giúp các tân cử nhân ghi thêm điểm với nhà tuyển dụng ngay trong buổi phòng vấn:
- Tư duy logic: Các nhà tuyển dụng cần nhân viên của họ có khả năng tư duy hợp lý để bổ trợ tốt cho khả năng chuyên môn, nhằm thực hiện công việc hiệu quả hơn.
- Kỹ năng phân tích: Cũng giống như tư duy logic, khả năng phân tích giúp các kế hoạch kinh doanh thực tế và hiệu quả hơn. Chỉ khi có thể phân tích tốt tình hình mới có thể lập ra được một kế hoạch hợp lý.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Sau khi phân tích chính là lúc cần lập được một kế hoạch thật tốt. Với kỹ năng này, bạn có thể tổng hợp các ý tưởng thành một bản kế hoạch kinh doanh độc đáo, hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp: Với ngành Quản trị kinh doanh, đây là kỹ năng giúp bạn thể hiện tốt giá trị của bản thân mình. Kỹ năng giao tiếp cùng với sự khôn ngoan trong kinh doanh sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát tình hình hơn.
Dù không phải là ngành mới, nhưng sức hút của ngành Quản trị kinh doanh chưa bao giờ hết HOT. Hi vọng với những thông tin được Zunia chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh cho tương lai.
ZUNIA tổng hợp