Việc làm và mức lương cho Cử nhân Y học dự phòng ra sao?

May 11, 2023 | Y HỌC CỔ TRUYỀN

Ngành Y học dự phòng đóng góp rất lớn vào việc nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người dân, chính vì thế mà ngàng này hiện đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng Zunia tham khảo bài viết dưới đây để khám phá cơ hội việc làm dành cho Cử nhân Y học dự phòng ra sao nhé!

Việc làm và mức lương cho Cử nhân Y học dự phòng ra sao?

1. Mức lương của ngành Y học dự phòng

Cũng giống như các ngành nghề khác, bác sĩ cũng gồm: Bác sĩ là viên chức và bác sĩ là người lao động ký hợp đồng với các bệnh viện, cơ sở y tế trong và ngoài công lập. Với từng hình thức hợp đồng khác nhau (hợp đồng làm việc - viên chức và hợp đồng lao động - người lao động), lương của các đối tượng cũng sẽ khác nhau.

1.1 Bác sĩ là viên chức

Bác sĩ là viên chức được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 10 năm 2015, xếp lương của viên chức là y, bác sĩ được quy định cụ thể tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 10 như sau:

- Từ nay đến hết 30/6/2023: Áp dụng mức lương cơ sở 1.490.000 triệu đồng/tháng.

- Từ 01/7/2023 trở đi: Áp dụng mức lương cơ sở mới là 1.800.000 triệu đồng/tháng.

Bảng lương bác sĩ 2023 là viên chức sẽ được xếp như sau:

Bảng lương bác sĩ cao cấp, bác sĩ y học dự phòng cao cấp

Bảng lương bác sĩ chính, bác sĩ y học dự phòng chính

Bảng lương bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng

Bảng lương y sỹ

1.2 Bác sĩ là người lao động

Không giống bác sĩ là viên chức trong các cơ sở y tế công lập, nếu bác sĩ là người ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế dù trong hay ngoài công lập thì đều thực hiện chế độ lương, phụ cấp theo thoả thuận được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, dù thoả thuận nhưng lương của bác sĩ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:

Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp Mức lương tối thiểu vùng
Vùng I 4.680.000 đồng/tháng
Vùng II 4.160.000 đồng/tháng
Vùng III 3.640.000 đồng/tháng
Vùng IV 3.250.000 đồng/tháng

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Chính trị.

2. Học ngành Y học dự phòng ra trường làm gì?

Ngành Y học dự phòng là một trong những lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm của nhiều người đam mê y tế và chăm sóc sức khỏe. Với sự phát triển không ngừng của ngành y tế và nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, việc học tập tại các trường Đại học - Cao đẳng đào tạo và tuyển sinh ngành Y học dự phòng là một lựa chọn hấp dẫn cho những ai muốn có một sự nghiệp đầy thử thách và tiềm năng phát triển cao. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong các cơ sở y tế cộng đồng, bệnh viện, phòng khám và các tổ chức y tế khác. Hãy cùng Zunia tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Y học dự phòng

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Y học dự phòng có thể đảm nhận những vị trí cụ thể như là:

- Bác sĩ dự phòng;

- Nhân viên y tế;

- Chuyên viên y tế công cộng;

- Chuyên viên tư vấn, giáo dục sức khỏe;

- Cán bộ chăm sóc sức khỏe;

- Cán bộ quản lý y tế;

- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Y học dự phòng.

Các công việc trong ngành Y học dự phòng đang có nhu cầu tăng cao, do đó, các cử nhân Y học dự phòng có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp và đóng góp cho cộng đồng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các vị trí công việc của ngành này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Y học dự phòng mà Zunia đã tổng hợp để lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về xu hướng phát triển cơ hội nghề nghiệp của ngành Y học dự phòng trong tương lai.

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Y học dự phòng

Sinh viên ngành Y học dự phòng sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Bác sĩ Y học dự phòng và có thể đảm nhận công việc tại:

- Các cơ sở khám chữa bệnh;

- Các trung tâm y tế; trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe;

- Các cơ quan, tổ chức cộng đồng;

- Các nhà máy, công ty;

- Các tổ chức chăm sóc sức khỏe;

- Các cơ sở đào tạo, trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp Y;

- Các cơ quan tổ chức liên quan tới y tế;

- Các Viện Y học dự phòng, các cơ quan nghiên cứu y học và sức khỏe.

Tóm lại, ngành Y học dự phòng mang lại nhiều cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm trong ngành Y học dự phòng, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các giảng viên và sinh viên đang theo học hoặc làm việc trong ngành Y học dự phòng.

3. Ngành Y học dự phòng phù hợp với những ai?

Một bác sĩ y học dự phòng có thể giúp tạo ra các cộng đồng lành mạnh hơn, cứu sống và chuyển đổi các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nếu bạn đang cân nhắc theo học ngành Y học dự phòng, bạn có thể tự đánh giá bản thân có phù hợp với ngành học này qua một số tố chất sau:

- Có niềm đam mê, yêu thích đặc biệt với ngành y tế dự phòng;

- Có sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ các cá nhân, cộng đồng;

- Biết lắng nghe, cảm thông, thấu hiểu với người bệnh;

- Có trí tuệ tốt;

- Có tính cần cù, chăm chỉ;

- Có sức khỏe tốt;

- Khả năng ngoại ngữ tốt;

- Tinh thần trách nhiệm cao;

Tóm lại, Ngành Y học dự phòng thường phù hợp với những người có đam mê và mong muốn đóng góp cho lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ cộng đồng. Ngoài ra, ngành này cũng yêu cầu các chuyên gia trong lĩnh vực này phải có khả năng làm việc với tâm lý khách hàng, có kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo và quản lý, cũng như khả năng làm việc trong môi trường đội nhóm. Bên cạnh đó, sự kiên nhẫn, tinh thần trách nhiệm cao, khả năng làm việc áp lực và quyết tâm vượt qua khó khăn cũng là những yếu tố quan trọng trong ngành Y học dự phòng.

Zunia mong rằng, với những chia sẻ trong bài viết "Việc làm và mức lương cho Cử nhân Y học dự phòng ra sao?", bạn đã hiểu được các công việc có thểm đảm nhận sau khi ra trường, đồng thời hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Y học dự phòng cho tương lai.

ZUNIA tổng hợp