Kinh tế xây dựng

Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đại học , Chính quy , Hà Nội

Chỉ tiêu: 100 Học phí: 15.000.000

Thông tin tuyển sinh

Mã ngành: 7580301

Trình độ đào tạo: Đại học

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.5 năm

Học phí: 15.000.000 VNĐ/ năm

Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường

Ký túc xá: 350.000 VNĐ/tháng

Tiện ích:   KTX    Library    Club    Wifi    Lab

Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 25/04/2024 đến khi đủ chỉ tiêu

Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 15/09/2024

Phương thức tuyển sinh năm 2024

Tổng chỉ tiêu: 100

1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 90%
2. Xét tuyển thẳng 10%

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Điểm chuẩn: 22.9

Tổ hợp môn: A00: 22.9 A01: 22.9 C01: 22.9 D01: 22.9

- Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (có bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021, 2022).

- Nếu dùng kết quả thi được bảo lưu từ kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm 2021, 2022 để xét tuyển năm 2023, điểm xét tuyển của năm 2023 lớn hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển của nhóm ngành hoặc ngành mà thí sinh đã đăng ký xét tuyển của năm tương ứng (năm 2021 hoặc năm 2022).

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 22.9; Chuyên ngành Kinh tế đầu tư là 22.8.

Xét tuyển thẳng

- Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT và quy định riêng của Nhà trường.

- Nhà trường sử dụng kết quả miễn thi bài thi Anh Văn để xét tuyển.

Giới thiệu ngành Kinh tế xây dựng HAU

Kinh tế xây dựng (Mã ngành: 7580301) là chuyên ngành thuộc nhóm ngành xây dựng, kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng. Đây là ngành học được đánh giá cao, đáp ứng yêu cầu liên quan mật thiết giữa các vấn đề tài chính, thống kê và quá trình xây dựng, triển khai dự án xây dựng.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trang bị cho người học các kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn vững chắc, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo có thể đảm nhiệm các công việc quản lý, lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, lập, thẩm định dự toán xây dựng, tổ chức công trường và chỉ đạo thi công công trình xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, quản trị tài chính và hạch toán kế toán doanh nghiệp, thanh quyết toán, kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình, nghiệm thu, bàn giao công trình, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia các vị trí công việc như: quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ cấp Trung ương, nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng, quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường ở các doanh nghiệp xây dựng, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản, ...

TOP TIN TUYỂN SINH CHO GEN-Z