10 việc làm dành cho Cử nhân ngành Công nghệ Sinh học
Trong những năm gần đây, ngành Công nghệ Sinh học được rất nhiều người học quan tâm và lựa chọn. Không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng, ngành còn có mức lương khá “hấp dẫn” so với các chuyên ngành cùng khối. Cụ thể ra sao? Hãy cùng Zunia tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Ngành Công nghệ Sinh học đang trở thành một trong những ngành được đánh giá cao về tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm. Với những kiến thức và kỹ năng đặc biệt trong lĩnh vực này, các Cử nhân tốt nghiệp tại các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Công nghệ Sinh học sẽ có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực như y tế, thực phẩm, môi trường và nông nghiệp. Dưới đây là 10 việc làm dành cho Cử nhân ngành Công nghệ Sinh học:
1. Chuyên viên công nghệ sinh học
Một trong những lựa chọn nghề nghiệp đầu tiên cho Cử nhân ngành Công nghệ sinh học là xin việc Chuyên viên công nghệ sinh học. Bạn có thể làm việc ở trong các công ty sản xuất, chế biến thực phẩm, nông sản, trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm sinh học, vi sinh... Mức lương trung bình của vị trí này là khoảng trên 10 triệu/tháng và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm làm việc.
2. Kỹ sư điều hành sản xuất
Bên cạnh đó, nhiều bạn học Công nghệ sinh học cũng cân nhắc trở thành Kỹ sư điều hành sản xuất. Vai trò này thường phụ trách quản lý và đảm bảo chất lượng trong các nhà máy sản xuất dược phẩm hoặc thực phẩm - không chỉ thiên về nghiên cứu, bạn cũng sẽ tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát kỹ thuật cho các hệ thống và quy trình chế biến. Lương của Kỹ sư điều hành sản xuất trung bình là từ 10 - 15 triệu/tháng.
3. Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm
Trở thành Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm hay Chuyên viên xét nghiệm trong các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, trung tâm y khoa cũng có thể là lựa chọn cho bạn, nhất là khi mới ra trường. Những kiến thức và kỹ năng được học từ trường đại học đủ để bạn làm tốt các công việc ở vị trí này và nhận mức lương từ 6 - 8 triệu/tháng.
4. Kỹ thuật viên sinh học
Kỹ thuật viên sinh học hay còn được biết đến là trợ lý phòng thí nghiệm; áp dụng các kỹ năng và kỹ thuật có được từ quá trình học tập, nghiên cứu vào quá trình thực nghiệm. Họ phải đảm bảo các thí nghiệm được thực hiện với độ chính xác cao. Sau đó, kỹ thuật viên sinh học sẽ ghi lại kết quả thí nghiệm và tính toán các số liệu để lập báo cáo.
5. Nhà hóa sinh
Nhà hóa sinh giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học và nghiên cứu y sinh. Nhờ có quá trình học tập và nghiên cứu sinh học, nhà hóa sinh có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để lên ý tưởng và thực hiện các thí nghiệm nhằm mục đích phát triển sản phẩm mới. Để hiểu được tác động của các loại thuốc và các giải pháp công nghệ sinh học đối với cơ thể con người, nhà hóa sinh cũng cần có kiến thức về giải phẫu và sinh lý học.
6. Nhân viên tư vấn di truyền
Nhân viên tư vấn di truyền đánh giá cấu trúc gen của khách hàng và trao đổi với họ về các nguy cơ truyền bệnh hoặc khuyết tật di truyền cho các thế hệ sau. Họ cũng có thể tư vấn cho những người đang quan tâm đến khả năng xuất hiện các triệu chứng rối loạn di truyền về sau.
7. Chuyên viên truyền thông sức khỏe
Chuyên viên truyền thông sức khỏe chịu trách nghiệm giáo dục công đồng về các vấn đề sức khỏe như các bệnh truyền nhiễm, cách bảo vệ sức khỏe, các lối sống lành mạnh,... Khi làm việc cho các bệnh viện hoặc các công ty y tế, chăm sóc sức khỏe, các chuyên viên truyền thông cũng sẽ phụ trách điều phối các chiến dịch truyền thông, tiếp thị của tổ chức và đảm bảo các chương trình có sự tham gia của cộng đồng.
8. Giáo dục sức khỏe
Những người làm trong mảng giáo dục sức khỏe phụ trách giảng dạy, hướng dẫn mọi người về các phương pháp giúp nâng cao và cải thiện sức khỏe. Họ cần có khả năng đọc hiểu các thông tin phức tạp và các nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng cũng như khả năng đánh giá nhu cầu của các đối tượng để thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp.
9. Trợ lý bác sĩ và điều dưỡng
Với tầm bằng Cử nhân ngành công nghệ sinh học, bạn có thể ứng tuyển các vị trí trợ lý bác sĩ hoặc điều dưỡng viên. Cả hai công việc này đều có nhu cầu tuyển dụng khá cao. Trợ lý bác sĩ và điều dưỡng viên phải có hiểu biết sâu sắc về hệ thống sinh học, cơ thể và sinh lý của con người để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe. Các kiến thức về công nghệ sinh học sẽ giúp ích cho họ trong việc tìm hiểu, phân tích các nghiên cứu về phương pháp chữa trị và các loại thuốc mới nhất.
10. Quản lý dịch vụ y tế
Công việc quản lý dịch vụ y tế yêu cầu ứng viên phải làm việc với các chuyên gia sức khỏe về các thủ tục và chính sách khoa học. Họ phải có khả năng giải thích các quy định khoa học liên quan đến dịch vụ y tế và sửa đổi các dịch vụ cho phù hợp. Họ cũng là người tuyển dụng, giám sát và đánh giá các chuyên gia sức khỏe và các nhà nghiên cứu. Để có thể đánh giá chính xác, họ cần có kiến thức chuyên ngành cũng như những hiểu biết về quá trình làm việc của nhân viên.
Tóm lại, ngành Công nghệ Sinh học đang trở thành một trong những ngành được đánh giá cao về tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm. Các Cử nhân ngành Công nghệ Sinh học có thể phát triển sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực như y tế, thực phẩm, môi trường và nông nghiệp. Các công việc này đều có tiềm năng phát triển cao và đóng góp vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho con người. Ngoài ra, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Công nghệ Sinh học do Zunia sưu tầm và tổng hợp để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm của ngành học này.
Mong rằng với những thông tin mà Zunia cung cấp, các sĩ tử sẽ có thể lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và chuẩn bị thật tốt cho đợt xét tuyển ĐH-CĐ sắp tới!
ZUNIA tổng hợp