10 việc làm HOT ngành Khoa học máy tính

Mar 6, 2023 | KỸ THUẬT MÁY TÍNH

Nhằm giúp các sĩ tử Gen Z có cái nhìn tổng quan về các cơ hội việc làm ngành Khoa học máy tính, Zunia đã tổng hợp những thông tin bao gồm những vị trí công việc, mức lương, cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.

10 việc làm HOT ngành Khoa học máy tính

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, ngành Khoa học máy tính đang trở thành ngành học được nhiều thí sinh lựa chọn. Theo đó các trường đào tạo và tuyển sinh ngành Khoa học máy tính với các hệ đào tạo khác nhau đang trở thành một trong nơi đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cao nhất trên thị trường lao động hiện nay. Các doanh nghiệp, công ty công nghệ, tổ chức nghiên cứu và các startup đang tìm kiếm những nhân tài có kiến thức chuyên sâu về khoa học máy tính để tham gia vào các dự án phát triển phần mềm, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, bảo mật thông tin và các lĩnh vực công nghệ thông tin khác. Do đó, cơ hội việc làm dành cho Cử nhân ngành Khoa học máy tính chưa bao giờ ngừng hot:

1. Nhà phát triển phần mềm

Với nhiệm vụ sáng lập các chương trình phần mềm cho phép người dùng thực hiện những thao tác cụ thể trên nhiều thiết bị, nhà phát triển phần mềm chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình phát triển từ thử nghiệm cho đến duy trì phần mềm. Vị trí này đòi hỏi khả năng tư duy, sáng tạo liên quan đến kỹ thuật để kịp thời giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó là yêu cầu thành tạo ngôn ngữ máy tính và kỹ năng giao tiếp để đảm bảo thông tin từ người dùng cuối về cách hoạt động của phần mềm. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về vị trí này hay tải những phần mềm hữu ích một cách nhanh chóng thì có thể tham khảo Bài viết sau.

2. Kỹ sư phần cứng máy tính

Một kỹ sư phần cứng chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển và kiểm tra các thành phần máy tính như bảng mạch, bộ định tuyến và thiết bị bộ nhớ. Công việc này đòi hỏi sự kết hợp giữa sáng tạo và chuyên môn kỹ thuật. Kỹ sư phần cứng phải là những người ham học hỏi, biết đón đầu xu hướng để phát triển phần cứng đáp ứng được các chương trình mới nhất. Một phẩm chất thiết yếu khác là tính kiên trì để thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại như kiểm tra hệ thống, đảm bảo phần cứng hoạt động bình thường.

3. Quản trị cơ sở dữ liệu

Một nhà quản trị cơ sở dữ liệu không chỉ phân tích, đánh giá nhu cầu dữ liệu của người dùng mà còn phát triển, cải thiện “tài nguyên dữ liệu” được sử dụng để lưu trữ và truy xuất thông tin quan trọng. Để làm tốt vị trí này cần đáp ứng kỹ năng giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành khoa học máy tính để khắc phục lỗi trong cơ sở dữ liệu và nâng cấp hệ thống cho phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của người dùng. 

4. Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính

Nhiệm vụ chính của công việc này là đánh giá hệ thống máy tính và đề xuất các thay đổi về phần cứng và phần mềm để nâng cao hiệu quả làm việc của công ty. Vì vị trí này yêu cầu phải giao tiếp thường xuyên với quản lý và cấp dưới, chuyên gia phân tích hệ thống máy tính cần làm chủ kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó là khả năng thuyết phục tốt để áp dụng các giải pháp công nghệ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, để làm tốt công việc này bạn phải luôn không ngừng tò mò và khao khát được học hỏi để bắt kịp xu hướng công nghệ và nghiên cứu các hệ thống tiên tiến, vượt trội.

5. Kỹ sư mạng máy tính

Kiến trúc sư mạng máy tính có nhiệm vụ thiết kế, thực hiện duy trì hệ thống mạng, truyền dữ liệu và đánh giá nhu cầu chia sẻ cũng như truyền dữ liệu của các công ty. Không chỉ thế, họ còn đánh giá các sản phẩm, dịch vụ hiện đang có mặt trên thị trường và kiểm tra hệ thống trước khi chúng được triển khai cũng như giải quyết sự cố nếu có. Tố chất cần thiết của một kiến trúc sư mạng máy tính là thành thạo kỹ năng phân tích, đánh giá.

6. Nhà phát triển web

Công việc của nhà phát triển web là đánh giá nhu cầu người dùng đối với tài nguyên thông tin. Từ đó xây dựng cấu trúc kỹ thuật cho các trang web và đảm bảo khả năng truy cập, tải xuống dễ dàng từ nhiều trình duyệt và giao diện khác nhau. Bên cạnh đó là nhiệm vụ thiết kế website để tăng số lượng lượt xem và truy cập qua việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Chính vì vậy, các nhà phát triển web phải có kỹ năng giao tiếp và tư duy sáng tạo cần thiết để chắc chắn trang web đáp ứng được nhu cầu người dùng.

7. Chuyên viên phân tích bảo mật thông tin

Với khả năng xây dựng các hệ thống bảo vệ thông tin hay trang web khỏi các cuộc tấn công cũng như vi phạm an ninh mạng, trách nhiệm của các chuyên viên phân tích bảo mật thông tin bao gồm nghiên cứu các xu hướng về bảo mật dữ liệu để dự đoán và cài đặt hệ thống ngăn chặn vấn đề trước khi chúng xảy ra. Để trở thành nhà phân tích bảo mật thông tin bạn cần thành thạo kỹ năng giải quyết vấn đề để xác định nguyên nhân và cách sửa lỗi khi xảy ra các vi phạm.

8. Nhà khoa học máy tính và thông tin

Không chỉ phát minh công nghệ giải quyết các vấn đề phức tạp trong các lĩnh vực như khoa học, y học, kinh doanh,….nhà khoa học máy tính và thông tin còn phát hiện và phát triển những cách sử dụng mới cho công nghệ có sẵn nhằm đạt được mục tiêu tương tự. Một số nhà khoa học còn tạo ra các chương trình điều khiển robot. Để làm tốt vị trí này đòi hỏi thành thạo khả năng viết thuật toán để phát triển và phân tích mẫu trong bộ dữ liệu khổng lồ.

9. Quản lý hệ thống thông tin và máy tính

Với nhiệm vụ phân tích nhu cầu công nghệ của công ty và giám sát các hệ thống dữ liệu thích hợp nên nhà quản lý hệ thống thông tin và máy tính phải có khả năng đánh giá phần mềm, phần cứng, hệ thống mạng và các tài nguyên công nghệ nhằm mục đích mua hoặc phát triển.

10. Quản lý dự án công nghệ thông tin (CNTT)

Công việc của các nhà quản lý dự án CNTT là điều phối đội ngũ lập trình viên/nhà phát triển, nhà phân tích để hoàn thành dự án. Bên cạnh đó là nhiệm vụ phân tích các vấn đề kỹ thuật cho khách hàng và đề xuất các giải pháp cần thiết để nâng cao năng suất. Để trở thành nhà quản lý dự án CNTT yêu cầu kỹ năng giải quyết vấn đề và am hiểu về công nghệ cũng như hệ thống máy tính. Ngoài ra, khả năng giao tiếp tốt cũng được đề cao để có thể xác định nhu cầu người dùng và chuyển tải thông số kỹ thuật đến nhà phát triển.

Tóm lại, ngành Khoa học máy tính đang rất phát triển và có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng chuyên gia Khoa học máy tính đa dạng, từ lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, thương mại điện tử, tài chính, y tế, đến khoa học và công nghệ, nghiên cứu, giáo dục, và cả những công ty mới nổi trong lĩnh vực công nghệ. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về ngành Khoa học máy tính, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp trên nền tảng Zoom Meeting do các trường đại học tổ chức.

ZUNIA tổng hợp