5 cơ hội việc làm ngành Quản lí công nghiệp mà bạn nên biết
Nhằm giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về các cơ hội việc của ngành Quản lí công nghiệp, Zunia đã tổng hợp những thông tin bao gồm những vị trí công việc, mức lương, cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, lĩnh vực Quản lí công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp tại Việt Nam. Do đó, các trường tuyển sinh ngành Quản lí công nghiệp đang trở thành một trong những nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cao trong thị trường lao động. Các cơ hội việc làm trong ngành này là rất đa dạng, bao gồm các vị trí quản lí sản xuất, quản lí chất lượng, quản lí vận hành, quản lí dự án, quản lí nhân sự, quản lí tiêu chuẩn và chứng nhận, quản lí tài chính... Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, gia công, dịch vụ và thương mại đều có nhu cầu tuyển dụng người làm việc trong lĩnh vực quản lí công nghiệp. Vì vậy, học ngành Quản lí công nghiệp sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ và là nền tảng cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
1. Quản lý nhà máy
Bạn sẽ phải giải quyết các vấn đề về xuất nhập hàng, tồn kho hàng, hoạch định sản xuất, đánh giá chất lượng sản phẩm và công nghệ, quản lý nhân viên,…
2. Quản lý nhân sự
Nhân sự và một bộ phận quan trọng và cần thiết trong việc vận hành một doanh nghiệp. Và nếu bạn lựa chọn trở thành 1 nhà quản lý nhân sự, những việc bạn phải làm đó là phân công làm việc, lên kế hoạch tuyển dụng, thuyên chuyển hoặc sa thải nhân viên theo quy định, hay cũng có thể là lên chương trình khen thưởng, đào tạo, nâng cao trình độ nhân sự.
3. Quản lý chất lượng
Là một công việc đòi hỏi bạn phải có các kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu qua những công cụ hỗ trợ, thường xuyên kiểm tra để đưa ra được đánh giá chất lượng công việc đang ở mức nào. Từ đó đưa ra các kế hoạch cần thiết nhằm thay đổi, cải tiến, và nâng cấp.
4. Quản lý tài chính
Đó là công việc phân bổ và kiểm soát các nguồn tài chính của công ty: Các khoản đầu tư, quỹ, chi phí, doanh thu,… Lập kế hoạch cơ cấu vốn hợp lý duy trì các thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Quản lý chuỗi cung ứng
Việc bạn phải làm là quản lý một mạng lưới kết nối các khâu hoạt động tham gia vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Và khi được đào tạo về các quy trình tham gia chuỗi là lưu trữ, vận chuyển, sản xuất, lưu kho, thông tin một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất, bạn sẽ là một nhà quản lý chuỗi cung ứng giỏi.
Tóm lại, việc học ngành Quản lí công nghiệp sẽ đem lại cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để trở thành những chuyên gia quản lí tài ba và có thể phát triển sự nghiệp trong các ngành công nghiệp khác nhau. Bên cạnh đó, cơ hội việc làm trong ngành này là rất đa dạng và phong phú, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia và các công ty lớn đều cần tuyển dụng những người có kỹ năng và kiến thức về quản lí công nghiệp. Để tìm hiểu thêm về mức lương và những cơ hội thăng tiến trong công việc, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Quản lí công nghiệp do Zunia sưu tầm và tổng hợp.
ZUNIA tổng hợp
TUYỂN SINH LIÊN QUAN
-
QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP (7510601V - Đại học chính quy)
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật HCM
28.800.000đ
-
Quản lý công nghiệp
Đại học Bách khoa Hà Nội
27.000.000đ
-
Quản lý công nghiệp
ĐH Kỹ thuật CN Thái Nguyên
11.000.000đ
-
Quản lý công nghiệp
Đại học Bách Khoa HCM
30.000.000đ
-
Quản lý công nghiệp
Cao đẳng Điện lực HCM
15.000.000đ