Quản lý công nghiệp

Đại học Bách khoa Hà Nội

Đại học , Chính quy , Hà Nội

Chỉ tiêu: 80 Học phí: 27.000.000

Thông tin tuyển sinh

Mã ngành: 7510601

Trình độ đào tạo: Đại học

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Học phí: 27.000.000 VNĐ/ năm

Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường

Ký túc xá: 350.000 VNĐ/tháng

Tiện ích:   KTX    Library    Club    Wifi    Lab

Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/03/2024 đến khi đủ chỉ tiêu

Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 18/09/2024

Phương thức tuyển sinh năm 2024

Tổng chỉ tiêu: 80

1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 35%
2. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia 40%
3. Xét tuyển thẳng 5%
4. Xét tuyển học lực kết hợp phỏng vấn 10%
5. Xét GPA, SAT và IELTS 10%

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Điểm chuẩn: 25.39

Tổ hợp môn: A00: 25.39 A01: 25.39 D01: 25.39

- Dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức.

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023 là: 25.39

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia

- Dựa vào kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy (ĐGTD) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023 là: 53.55

Xét tuyển thẳng

Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xét tuyển học lực kết hợp phỏng vấn

Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, có điểm TBC học tập các môn văn hóa (trừ 2 môn Thể dục và GDQPAN) từng năm học lớp 10, 11 và lớp 12 ≥ 8.0 và đáp ứng ít nhất một trong những điều kiện quy định của trường.

Xét GPA, SAT và IELTS

Thí sinh có điểm trung bình chung (TBC) học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 ≥ 8.0; có ít nhất 1 trong các chứng chỉ Quốc tế sau: SAT, ACT, A-Level, AP và IB.

Giới thiệu ngành Quản lý công nghiệp HUST

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngành Quản lý công nghiệp (Mã ngành: EM2) tại Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ có những kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có năng lực nghiên cứu và khả năng sáng tạo, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý tại các tổ chức, doanh nghiệp công nghiệp.
Trong suốt quá trình học sinh viên có thể tham gia vào hoạt động quản lý vận hành của các tổ chức, doanh nghiệp công nghiệp như: lập kế hoạch sản xuất, quản lý kho hàng, quản lý chuỗi cung cấp và logistics, quản lý chất lượng sản phẩm, cải tiến tối ưu hóa quá trình sản xuất hay quá trình dịch vụ. Đồng thời, sinh viên còn được đào tạo để có phẩm chất nghề nghiệp vững vàng, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc tiên tiến, nhiều thách thức và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
Một số vị trí việc làm sinh viên sau khi tốt nghiệp như: quản lý nhà máy với các công việc quản lý hàng nhập vào và số lượng tồn kho trong nhà máy, hoạch định sản xuất, đánh giá trình độ công nghệ, quản lý nhân viên, quản lý mua hàng với các công việc, quản lý chất lượng gồm các công việc, lập kế hoạch – quản lý chuỗi cung ứng, tư vấn cải tiến quá trình.

TOP TIN TUYỂN SINH CHO GEN-Z