5 việc làm hấp dẫn trong ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông

Học Công nghệ kỹ thuật giao thông ra trường làm gì? Bài viết dưới đây của Zunia tổng hợp những thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các vị trí việc làm sau khi ra trường, cùng khám phá nhé!

5 việc làm hấp dẫn trong ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông là gì?

Công nghệ kỹ thuật giao thông là ngành học đào tạo chuyên sâu về thiết kế, quản lý, thi công và khai thác các công trình giao thông phục vục đời sống xã hội và đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển, hiện đại hóa đất nước.

Ngành học này hiện đang được đông đảo học sinh quan tâm, chính vì thế, các trường Đại học - Cao đẳng hiện đang tích cực triển khai tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, đồng thời tạo nguồn cung nhân lực cho thị trường lao động của lĩnh vực này.

2. Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp ô tô và vận tải, đặc biệt là công nghệ xe tự hành, Công nghệ kỹ thuật giao thông tại Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường tuyển dụng nhân lực hấp dẫn nhất.

Cùng với việc hiện đại hóa đất nước, các dự án giao thông lớn tại Việt Nam như: dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, dự án xây dựng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự án xây dựng đường sắt đô thị số 1 TP.HCM - Bình Dương, dự án xây dựng hệ thống giao thông thông minh,... đều đều đòi hỏi số lượng lớn kỹ sư và chuyên gia để thiết kế, thi công xây dựng, xử lý các vấn đề về giao thông.

Theo dự báo của một số chuyên gia, năm 2030 ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông cần cung cấp khoảng 500-800 kỹ sư và chuyên gia công nghệ kỹ thuật xây dựng để bảo trì, nâng cấp và sửa chữa các công trình giao thông hiện có, thiết kế và xây dựng các hệ thống vận chuyển công cộng hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông mà Zunia đã tổng hợp để nghe lời khuyên hữu ích từ chuyên gia.

3. 5 vị trí hấp dẫn cho cử nhân Công nghệ kỹ thuật giao thông

3.1 Kỹ sư thiết kế cầu đường

Kỹ sư thiết kế cầu đường chịu trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, thiết kế và giám sát xây dựng công trình cầu, công trình đường,... đảm bảo độ an toàn, độ bền và tính kinh tế của công trình.

Mức lương của Kỹ sư thiết kế cầu đường dao động từ 15-20 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực, kinh nghiệm và chế độ doanh nghiệp.

3.2 Kỹ sư thiết kế hạ tầng giao thông

Kỹ sư thiết kế hạ tầng giao thông chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và giám sát xây dựng các hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, cảng biển,... đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Mức lương của Kỹ sư thiết kế hạ tầng giao thông dao động từ 15-20 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực, kinh nghiệm và chế độ doanh nghiệp.

3.3 Chuyên viên tư vấn kỹ thuật giao thông

Chuyên viên tư vấn kỹ thuật giao thông chịu trách nhiệm tư vấn, phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các dự án liên quan đến hạ tầng giao thông.

Mức lương của Chuyên viên tư vấn kỹ thuật giao thông dao động từ 8-15 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực, kinh nghiệm và chế độ doanh nghiệp.

3.4 Chuyên viên phân tích dữ liệu giao thông

Chuyên viên phân tích dữ liệu giao thông chịu trách nhiệm thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu về lưu lượng giao thông để đưa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện hiệu quả vận hành hệ thống giao thông.

Mức lương của Chuyên viên phân tích dữ liệu giao thông dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực, kinh nghiệm và chế độ doanh nghiệp.

3.5 Chuyên viên quản lý hệ thống thông tin giao thông

Chuyên viên quản lý hệ thống thông tin giao thông chịu trách nhiệm thiết lập, quản lý, theo dõi và duy trì hoạt động của hệ thống thông tin giao thông, đảm bảo tính khả dụng và độ tin cậy của hệ thống đáp ứng được nhu cầu cảu người dân và cán bộ kỹ thuật.

Mức lương của Chuyên viên quản lý hệ thống thông tin giao thông dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực, kinh nghiệm và chế độ doanh nghiệp.

Tóm lại, cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau tại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, doanh nghiệp tư vấn thiết kế, xây dựng công trình giao thông,...

Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức.

ZUNIA tổng hợp