7 công việc HOT ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Học Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng ra trường làm gì? vẫn đang là thắc mắc của các thí sinh trong quá trình chọn ngành, chọn nghề. Nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, cùng tham khảo bài viết dưới đây của Zunia nhé!

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng là gì?
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng phục vụ đời sống con người như: nhà ở, nhà hàng, khách sạn, cầu đường, sân bay, cảng biển,...
Hiện có khá nhiều trường tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng với khung chương trình đào tạo hấp dẫn, gắn lý thuyết với thực tiễn, nhằm cung cấp một lượng lớn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp xây dựng và nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
2. Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay, nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiến tạo không gian sống và làm việc chất lượng, cũng như triển khai dự án xây dựng công trình công nghiệp, thương mại là hết sức bức thiết. Theo đó, ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng đang dần trở thành một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng Việt Nam năm 2020, ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng tại Việt Nam hiện đang rất cần các kỹ sư có tay nghề, dự báo nhân lực trong ngành này tiếp tục tăng cao. Đến năm 2030, nhu cầu về nhân lực trong ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng có thể lên tới khoảng 2 triệu lao động.
Cơn khát nhân lực trong ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao, đặc biệt là khi kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và các dự án xây dựng lớn được triển khai hướng tới hội nhập quốc tế toàn diện.
Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, cũng như được nghe lời khuyên của các chuyên gia trong ngành, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng mà Zunia đã tổng hợp để đưa ra lựa chọn đúng cho tương lai.
3. 7 công việc "HOT" ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, sinh viên có thể tự tin ứng tuyển và công tác tại một số vị trí công việc dưới đây:
3.1 Kỹ sư xây dựng
Kỹ sư xây dựng chịu trách nhiệm thiết kế, lập kế hoạch, quản lý và giám sát tiến độ công việc, đảm bảo dự án thực hiện đúng quy trình đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu về an toàn và môi trường.
Mức lương trung bình của Kỹ sư xây dựng dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy vào năng lực, kinh nghiệm, quy mô công ty.
3.2 Kỹ sư công trình
Kỹ sư công trình chịu trách nhiệm lập kế hoạch, giám sát và quản lý các công trình xây dựng, thực hiện các nghiên cứu và phân tích về vật liệu, kỹ thuật, môi trường, xây dựng và thiết kế công trình.
Mức lương trung bình của Kỹ sư công trình dao động từ 13-17 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy vào năng lực, kinh nghiệm, quy mô công ty.
3.3 Kỹ sư cầu đường
Kỹ sư cầu đường chịu trách nhiệm thiết kế, xác định vị trí, kích thước, hình dạng và cấu trúc của cầu đường, giám sát thi công công trình cầu đường, thực hiện kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.
Mức lương trung bình của Kỹ sư cầu đường dao động từ 15-20 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy vào năng lực, kinh nghiệm, quy mô công ty.
3.4 Chuyên viên giám sát thi công
Chuyên viên giám sát thi công chịu trách nhiệm giám sát hoạt động trong quá trình thi công các công trình xây dựng nhằm đảm bảo các công trình xây dựng được thực hiện đúng theo bản vẽ, kỹ thuật, quy chuẩn và các quy định pháp luật.
Mức lương trung bình của Chuyên viên giám sát thi công dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy vào năng lực, kinh nghiệm, quy mô công ty.
3.5 Chuyên viên tư vấn thiết kế công trình
Chuyên viên tư vấn thiết kế công trình chịu trách nhiệm tư vấn, đưa ra giải pháp kỹ thuật, lập bản vẽ thiết kế, tư vấn và dự toán kinh phí xây dựng công trình đảm bảo không vượt quá ngân sách.
Mức lương trung bình của Chuyên viên giám sát thi công dao động từ 15-18 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy vào năng lực, kinh nghiệm, quy mô công ty.
3.6 Chuyên viên nghiệm thu công trình
Chuyên viên nghiệm thu công trình chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra và xây dựng báo cáo nghiệm thu chất lượng công trình ở các công đoạn như móng, khung cột, vách tường, mái vòm, cầu đường, đường ống, hệ thống điện, nước,... đảm bảo các quy định về an toàn lao động và môi trường.
Mức lương trung bình của Chuyên viên giám sát thi công dao động từ 15-22 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy vào năng lực, kinh nghiệm, quy mô công ty.
3.7 Quản lý dự án xây dựng
Quản lý dự án xây dựng chịu trách nhiệm lập kế hoạch, điều phối và giám sát hoạt động của các đội thi công, các nhà thầu phụ, kỹ sư thiết kế và các bên liên quan, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công và đảm bảo chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn.
Mức lương trung bình của Chuyên viên giám sát thi công dao động từ 25-40 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy vào năng lực, kinh nghiệm, quy mô công ty.
Tóm lại, ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng kéo theo nhu cầu về xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp tăng cao. Tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, bạn sẽ có cơ hội được đảm nhận nhiều vị trí khác nhau và được làm việc tại các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực xây dựng.
Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển trong ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học uy tín tổ chức và đặt câu hỏi với chuyên gia để được giải đáp thắc mắc.
ZUNIA tổng hợp