7 việc làm tiềm năng ngành Kiến trúc dành cho Gen-Z

Apr 8, 2023 | KINH TẾ XÂY DỰNG

Nhằm giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về các cơ hội việc của ngành Kiến trúc, Zunia đã tổng hợp những thông tin bao gồm những vị trí công việc, mức lương, cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.

7 việc làm tiềm năng ngành Kiến trúc dành cho Gen-Z

Với sự phát triển của các dự án kiến trúc và xây dựng trên toàn cầu, cùng với nhu cầu tăng cao về thiết kế và xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng, việc theo học tại các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Kiến trúc đang trở thành một trong những ngành nghề hấp dẫn đối với thế hệ Gen-Z. Dưới đây là 7 việc làm tiềm năng ngành Kiến trúc dành cho Gen-Z:

1. Kiến trúc sư

Rất nhiều người cho rằng kiến trúc sư là người thiết kế các công trình phục vụ con người; tuy nhiên, họ còn phải làm rất nhiều việc khác nữa. Kiến trúc sư phải là người được đào tạo bài bản và có bằng cấp cụ thể. Họ là người duy nhất được phép ký tên vào bản thiết kế sau khi đã hoàn thành và phải chịu mọi trách nhiệm đối với các vấn đề có liên quan trực tiếp đến bản thiết kế đó.

2. Trợ lý kiến trúc sư

Trợ lý kiến trúc sư là người hỗ trợ trực tiếp cho kiến trúc sư trong toàn bộ dự án. Họ soạn thảo tài liệu, bản vẽ, viết báo cáo và thực hiện bất cứ công việc gì được kiến trúc sư yêu cầu.

3. Họa viên kiến trúc (người phác thảo)

Họa viên thiết kế là người diễn giải các ý tưởng thiết kế của kiến trúc sư thành bản vẽ sơ bộ, có thể bằng hình thức thủ công, với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính hoặc các mô hình 3D.

4. Kiến trúc sư thiết kế

Kiến trúc sư thiết kế cũng tương tự như một kiến trúc sư thông thường; tuy nhiên, họ sẽ không phải tham gia vào quá trình xây dựng dự án. Thay vào đó, họ sẽ tập trung vào các khía cạnh thiết kế và thẩm mỹ.

5. Kiến trúc sư dự án

Kiến trúc sư dự án là nhân viên cao cấp của một công ty. Họ chủ yếu phụ trách liên hệ với khách hàng và các bên liên quan khác nên gần như không có chuyên môn về thiết kế. Ngược lại, họ chịu trách nhiệm quản lý dự án và liên quan chủ yếu đến công đoạn xây dựng.

6. Thiết kế đô thị

Thiết kế đô thị là một trong những chức danh công việc khá mới. Họ chuyên về thiết kế công trình cho các môi trường đô thị cũng như phát triển tầm nhìn quy hoạch cho các dự án.

7. Thiết kế cảnh quan

Kiến trúc sư thiết kế cảnh quan chuyên về thiết kế và cải tạo không gian ngoài trời, công trình công cộng như công viên, trung tâm mua sắm, các dự án ven biển,... Những công trình mà họ thiết kế sẽ góp phần nâng cao giá trị cuộc sống cho những người xung quanh.

Trong tương lai, nhu cầu về xây dựng và thiết kế kiến trúc sẽ ngày càng tăng cao, và cơ hội việc làm trong ngành này sẽ tiếp tục mở rộng. Nếu bạn đang quan tâm tới ngành Kiến trúc, hãy nghiên cứu thật kỹ và lựa chọn cho mình một trong những công việc tiềm năng và phù hợp với sở thích và năng lực của mình.

Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm dành cho Cử nhân ngành Kiến trúc, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Kiến trúc do Zunia sưu tầm và tổng hơp. Hi vọng với những thông tin trên, các sĩ tử sẽ có thêm thông tin về ngành Kiến trúc và chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới!

ZUNIA tổng hợp