Bật mí cơ hội việc làm cho cử nhân Quản lý tài nguyên rừng
Với sự phát triển và nhận thức về tầm quan trọng của rừng, ngành Quản lý tài nguyên rừng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội và thách thức thú vị cho những người tìm kiếm sự phát triển nghề nghiệp và cống hiến cho môi trường và cộng đồng. Vậy, cơ hội nào cho cử nhân Quản lý tài nguyên rừng, cùng Zunia tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Quản lý tài nguyên rừng là ngành học kết hợp nhiều lĩnh vực như khoa học đất, sinh học, kinh tế và phát triển xã hội để nghiên cứu và đưa ra các giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng, đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái rừng và môi trường. Trong bối cảnh nhà nước ta đang tích cực nâng cao hiệu quả công tác trồng và bảo vệ rừng, ngành Quản lý tài nguyên rừng hiện đang được các trường Đại học - Cao đẳng trên cả nước triển khai tuyển sinh hướng tới cung cấp cho thị trường lao động ngành Lâm nghiệp những chuyên gia có kỹ thuật chuyên môn sao. Trong bài viết này, Zunia chia sẻ đến bạn cơ hội nghề nghiệp và mức lương trong ngành Quản lý tài nguyên rừng, cùng theo dõi nhé!
1. Mức lương của ngành Quản lý tài nguyên rừng
Mức lương của ngành Quản lý tài nguyên rừng có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực địa lý, ngành nghề, và quy mô của công ty. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, mức lương trung bình trong ngành Quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam dao động từ khoảng 8-20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào vị trí công tác, kinh nghiệm làm việc, và địa điểm làm việc.
Ngoài ra, các chính sách lương và phúc lợi của từng công ty hoặc tổ chức cũng ảnh hưởng đến mức lương của người làm trong ngành này. Cần lưu ý rằng, mức lương chỉ là một trong nhiều yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn ngành học và nghề nghiệp. Các yếu tố khác như sự thích nghi, tài năng, đam mê và cơ hội phát triển cũng rất quan trọng và nên được xem xét kỹ trước khi quyết định theo đuổi ngành học này.
2. Học ngành Quản lý tài nguyên rừng ra trường làm gì?
Với sự phát triển của kinh tế và công nghiệp, tài nguyên rừng đang bị suy thoái nghiêm trọng và đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo sự bền vững cho tương lai. Học ngành Quản lý tài nguyên rừng sẽ giúp bạn có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực này để ứng tuyển vào các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến quản lý tài nguyên rừng, đánh giá tài nguyên, lập kế hoạch sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng. Để hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Quản lý tài nguyên rừng mà Zunia đã tổng hợp.
2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân Quản lý tài nguyên rừng
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để có thể đáp ứng yêu cầu công việc tại một số vị trí sau:
- Cán bộ kiểm lâm: kiểm soát, giám sát và bảo vệ tài nguyên rừng, đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế trong các khu rừng, vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Cán bộ quản lý rừng: thực hiện các công việc về định hướng, lập kế hoạch cho công tác quản lý tài nguyên rừng, quản lý lưu vực và quản lý môi trường rừng.
- Cán bộ bảo vệ rừng: tập trung vào việc bảo vệ các loài cây, động vật, sinh vật động vật hoang dã trong rừng, đồng thời kiểm soát những hoạt động gây hại đến rừng.
- Cán bộ quản lý đất lâm nghiệp: giám sát và đánh giá việc sử dụng đất trong khu vực rừng, đồng thời đưa ra các kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp bền vững.
- Chuyên viên phát triển kinh tế rừng: nghiên cứu, tìm kiếm và đưa ra các giải pháp, kế hoạch phát triển nhằm tăng cường giá trị kinh tế rừng, sản phẩm từ rừng hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
- Chuyên viên quy hoạch và điều chế rừng: thực hiện các nghiên cứu, đánh giá tài nguyên, phân tích hệ sinh thái, tìm kiếm và đưa ra các giải pháp phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững.
Ngoài ra, các bạn có thể tham gia nghiên cứu, giảng dạy các môn học trong ngành Quản lý tài nguyên rừng.
2.2 Cơ hội việc làm của ngành Quản lý tài nguyên rừng
Ngành Quản lý tài nguyên rừng là một ngành học đa dạng và mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên ra trường. Các bạn có thể ứng tuyển và làm việc tại các đơn vị sau:
- Các cơ quan quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ như: Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, các Ban Quản lý rừng phòng hộ,...
- Các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên rừng và môi trường các cấp như: Kiểm Lâm, Tài nguyên Môi trường, Hải quan, Cảnh sát môi trường,...
- Các doanh nghiệp nhà nước như: Công ty Lâm nghiệp, Công ty Công viên - Ccây xanh,...
- Các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp tư nhân về nông lâm nghiệp, cảnh quan đô thị,...
- Các tổ chức phi chính phủ như: WWF, ENV, Birdlife, IUCN, SNV, FFI,...
- Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học, Cao đẳng; Viện, Trung tâm nghiên cứu về lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành Quản lý tài nguyên rừng, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học uy tín tổ chức để có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, giải đáp các thắc mắc liên quan đến ngành Quản lý tài nguyên rừng.
3. Ngành Quản lý tài nguyên rừng phù hợp với những ai?
Để biết mình có phù hợp để theo học ngành Quản lý tài nguyên rừng hay không, người học cần có một số tố chất sau:
- Yêu thiên nhiên, yêu rừng, giới động thực vật nói chung
- Có khả năng làm việc trong các tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực
- Có khả năng làm việc theo nhóm
- Năng động, yêu thích sự tìm tòi, khám phá tự nhiên
- Có sức khoẻ tốt, kiên trì và trung thực
- Có khả năng chịu áp lực công việc
Tóm lại, ngành Quản lý tài nguyên rừng là một lựa chọn hấp dẫn cho những ai đam mê và mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ, phát triển phát triển các loài cây, động vật và sinh thái trong rừng.
Trên đây là một số thông tin về cơ hội việc làm và mức lương ngành Quản lý tài nguyên rừng, Zunia mong rằng, với những chia sẻ trên, bạn đã hình dung được các công việc có thể đảm nhiệm sau khi hoàn thành chương trình học, và cũng đã có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Quản lý tài nguyên rừng cho tương lai.
ZUNIA tổng hợp