Bệnh học thủy sản

Học viện Nông nghiệp VN

Đại học , Chính quy , Hà Nội

Chỉ tiêu: 220 Học phí: 11.600.000

Thông tin tuyển sinh

Mã ngành: 7620302

Trình độ đào tạo: Đại học

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Học phí: 11.600.000 VNĐ/ năm

Học bổng: Hơn 250 suất học bổng chào đón tân sinh viên khóa 68 với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng

Ký túc xá: 110.000 VNĐ/tháng

Tiện ích:   KTX    Library    Club    Wifi    Lab

Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 04/04/2024 đến 25/07/2024

Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 15/09/2024

Phương thức tuyển sinh năm 2024

Tổng chỉ tiêu: 220

1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 40%
2. Xét học bạ THPT 40%
3. Xét tuyển thẳng 5%
4. Xét GPA, SAT và IELTS 5%
5. Kỳ thi đầu vào do trường tổ chức 10%

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Điểm chuẩn: 17.0

Tổ hợp môn: A00: 17.0 B00: 17.0 B08: 17.0 D01: 17.0

- Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo quy định của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện.

- Điểm trung bình năm 2023: 17.0.

Xét học bạ THPT

- Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT

- Tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 hoặc lớp 12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 21 điểm

Xét tuyển thẳng

Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và Học viện.

Xét GPA, SAT và IELTS

Thí sinh đạt học lực loại khá năm lớp 11 hoặc năm lớp 12 có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 trở lên hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương khác do Bộ GD&ĐT công bố.

Kỳ thi đầu vào do trường tổ chức

- Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ) kết hợp với kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023. Điểm nộp hồ sơ xét tuyển: ≥ 21.

- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 kết hợp với kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023. Điểm nộp hồ sơ xét tuyển: ≥ 18-20

Giới thiệu ngành Bệnh học thủy sản VNUA

Sinh viên theo học ngành Bệnh học Thủy sản (Mã ngành: 7620302) tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam được trang bị kiến thức tổng quát về động vật thủy sản, quản lý môi trường và bệnh thủy sản, chẩn đoán, điều trị bệnh động vật thủy sản, thuốc và dược lý học thủy sản, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến thủy sản, kỹ thuật vận hành các công trình và trang thiết bị trong trang trại thủy sản, dinh dưỡng thức ăn cho tôm và cá, …
Bên cạnh đó, nội dung chương trình đào tạo còn trang bị cho sinh viên khả năng quản lý sức khỏe động vật thủy sản, chẩn đoán và xét nghiệm bệnh, kỹ năng phòng và trị bệnh động vật thủy sản, quản lý và vận hành phòng thí nghiệm bệnh thủy sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản và tham gia ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thuốc, hóa chất sử dụng trong nuôi trồng Thủy sản.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Bệnh học thủy sản có thể làm việc tại các vị trí như: cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, niảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ...

TOP TIN TUYỂN SINH CHO GEN-Z