Bật mí cơ hội việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân

Học ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân ra làm gì? Cơ hội việc làm và mức lương ra sao? vẫn đang là băn khoăn của thí sinh khi chọn ngành, chọn nghề. Qua những thông tin mà Zunia tổng hợp dưới đây, hi vọng các bạn sẽ định hướng được nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.

Bật mí cơ hội việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân

Ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân được triển khai tuyển sinh nhằm đào tạo ra những cử nhân có kiến thức, kĩ năng và phẩm chất đạo đức cần thiết để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới đáp ứng những yêu cầu về thị trường lao động của ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân, đồng thời góp phần tăng cường ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ở Việt Nam.

1. Mức lương của ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân

Mức lương của ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực địa lý, ngành nghề, và quy mô của công ty.

Theo thống kê của TopCV, mức lương trung bình của ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân tại Việt Nam dao động từ 15-40 triệu đồng/tháng, cụ thể:

- Kỹ thuật viên nhiên liệu hạt nhân: từ 10-15 triệu đồng/tháng

- Kỹ thuật viên nghiên cứu, phát triển hạt nhân: từ 15-20 triệu đồng/tháng

- Kỹ sư vật lý hạt nhân: từ 20-30 triệu đồng/tháng

- Kỹ sư an toàn hạt nhân: từ 20-30 triệu đồng/tháng

- Kỹ sư kiểm định chất lượng hạt nhân: từ 20-30 triệu đồng/tháng

- Quản lý và bảo trì hệ thống hạt nhân: từ 30-40 triệu đồng/tháng

Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi người.

2. Học ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân ra trường làm gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân cung cấp cho sinh viên những kiến thức về kiến thức về vật lý hạt nhân, công nghệ hạt nhân, kỹ thuật sản xuất và sử dụng hạt nhân, kỹ thuật phóng xạ, tổng hợp và chế tạo hạt nhân, và các lĩnh vực liên quan đến sử dụng hạt nhân trong các ứng dụng khác nhau. Do đó, cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên rất rộng mở. Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân mà Zunia đã tổng hợp.

2.1 Các vị trí công việc của cử nhân Công nghệ kỹ thuật hạt nhân

Sau khi ra trường, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân có đủ năng lực làm việc tại các vị trí như:

- Cán bộ quản lý về bức xạ và hạt nhân

- Kỹ thuật viên y học hạt nhân, xạ trị

- Kỹ thuật viên hạt nhân công nghiệp

- Kỹ sư sản xuất hạt nhân

- Kỹ sư thiết kế hệ thống hạt nhân

- Kỹ sư vật lý hạt nhân

- Kỹ sư an toàn hạt nhân

- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân

Cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân sẽ có cơ hội làm việc tại:

- Cục Quản lý an toàn và bức xạ

- Các Viện nghiên cứu như: Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân,…

- Các bệnh viện như: Vinmec, K, 103, 108,…

- Các công ty, đơn vị sử dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp như: Samsung, LG,…

- Các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, công ty có ứng dụng kỹ thuật hạt nhân

- Các trường Đại học, Cao đẳng, Phổ thông trung học.

Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức.

3. Ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân phù hợp với những ai?

Để biết bạn có phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân hay không, cùng tham khảo một số yếu tố sau đây nhé:

- Bạn có sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân

- Bạn thích nghiên cứu, khám phá kiến thức mới

- Bạn có khả năng tư duy chỉnh thể, logic, phân tích đa chiều

- Bạn có khả năng sử dụng máy tính và phần mềm kỹ thuật

- Bạn có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm

- Bạn là người tự tin, thích sáng tạo, nhiệt tình với công việc

Tóm lại, để tiến xa hơn trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật hạt nhân, bạn phải có sự đam mê, nhiệt tình với lĩnh vực này, đồng thời phải luôn cập nhật và tiếp thu kiến thức mới, chịu được áp lực, đương đầu với rủ ro và thích ứng với môi trường luôn có sự thay đổi.

Mong rằng, với những thông tin được Zunia tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân cho tương lai.

ZUNIA tổng hợp