Bật mí cơ hội việc làm tiềm năng cho cử nhân ngành Lâm sinh

Nếu bạn đam mê với việc bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và có sự quan tâm đến sự phát triển bền vững, ngành Lâm sinh sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức thú vị. Cụ thể, học ngành Lâm sinh ra trường sẽ làm những công việc gì? Cùng Zunia khám phá qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau đây nhé!

Bật mí cơ hội việc làm tiềm năng cho cử nhân ngành Lâm sinh

Hiện nay, với sự quan tâm của chính phủ và các tổ chức quản lý nhà nước, ngành Lâm sinh đang được các trường Đại học - Cao đẳng tăng cường triển khai đề án tuyển sinh nhằm thu hút và đào tạo ra những cán bộ có năng lực cao để nghiên cứu, quản lý, khai thác tiềm năng của hệ sinh thái rừng nước ta.

1. Mức lương của ngành Lâm sinh

Mức lương của ngành Lâm sinh có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực địa lý, ngành nghề, và quy mô của công ty.

Theo thống kê của VietnamWorks, mức lương trung bình cảu các vị trí trong ngành Lâm sinh dao động từ 7-15 triệu đồng/tháng, cụ thể:

- Kỹ sư Lâm nghiệp: từ 7-12 triệu đồng/tháng.

- Chuyên viên đo lường, kiểm định rừng: từ 5-10 triệu đồng/tháng.

- Cán bộ giám sát rừng: từ 8-12 triệu đồng/tháng.

- Cán bộ quản lý rừng: từ 10-15 triệu đồng/tháng.

- Kỹ thuật viên nghiên cứu giống cây rừng: từ 7-10 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi người.

2. Học ngành Lâm sinh ra trường làm gì?

Ngành Lâm sinh là một lĩnh vực rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia, nó bao gồm các hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, nhằm đảm bảo tính bền vững của nguồn tài nguyên này cũng như sự bảo vệ môi trường sống cho con người. Sau khi tốt nghiệp ngành Lâm sinh, bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực như quản lý rừng và các hệ sinh thái rừng, lâm nghiệp, chế biến gỗ, phát triển các khu du lịch sinh thái và nhiều ngành nghề khác liên quan đến ngành Lâm nghiệp. Để hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể lắng nghe Podcast Hướng nghiệp Ngành Lâm sinh mà Zunia đã tổng hợp để được nghe lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu trong ngành.

2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân Lâm sinh

Sau khi tốt nghiệp Cử nhân ngành Lâm sinh, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau trong các lĩnh vực khai thác và quản lý rừng, sản xuất gỗ, bảo tồn và phát triển rừng. Dưới đây là một số vị trí công việc mà các cử nhân ngành Lâm sinh có thể nắm giữ:

- Cán bộ quản lý, bảo vệ rừng

- Cán bộ quản lý bảo tàng vật liệu Lâm sinh

- Chuyên viên nghiên cứu giống cây rừng

- Chuyên viên khai thác, bảo quản lâm sản

- Chuyên viên xây dựng cơ sở dữ liệu lâm sinh

- Chuyên viên thanh tra, pháp chế lâm sinh

- Chuyên viên kiểm dịch, động thực vật

- Nhân viên trồng, chăm sóc, quản lý cây đô thị

- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Lâm sinh

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Lâm sinh

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Lâm sinh, sinh viên có thể đảm nhận những công việc liên quan đến lĩnh vực lâm sinh, làm việc tại các doanh nghiệp lâm nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp, các cơ quan điều tra rừng và nghiên cứu về lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông lâm ở trung ương và địa phương. Cụ thể, các bạn có cơ hội làm việc tại:

- Các cơ quan nhà nước: Tổng cục Lâm nghiệp, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện, Công chức cấp xã phường, thị trấn,...

- Các chương trình, dự án trong nước và quốc tế về trồng rừng và phục hồi rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng, phát triển rừng và phát triển nông thôn,...

- Các cơ quan sản xuất hoặc cơ quan quản lý lâm nghiệp: Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng chuyên dụng (như vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên), Công ty sản xuất các giống cây rừng,...

- Các đơn vị tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật lâm sinh: Trung tâm quy hoạch, thiết kế lâm nghiệp cấp tỉnh/thành, Trung tâm khuyến nông quốc gia, Trung tâm khuyến lâm cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố và những trung tâm tại địa phương, Viện hoặc phân Viện điều tra quy hoạch lâm nghiệp.

- Các cơ quan chuyên về hoạt động đào tạo và nghiên cứu: Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên cả nước; Viện Khoa học Lâm nghiệp hoặc Nông nghiệp; Viện Điều tra quy hoạch rừng; Viện tài nguyên sinh vật,...

Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành Lâm sinh, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để có cơ hội gặp gỡ, giải đáp thắc mắc cùng các giảng viên uy tín trong lĩnh vực Lâm sinh.

3. Ngành Lâm sinh phù hợp với những ai?

Một số tố chất để nhận biết bạn có phù hợp với ngành Lâm sinh bao gồm:

- Có đam mê và quan tâm đến công tác bảo vệ, phát triển và quản lý tài nguyên rừng

- Muốn đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp

- Muốn tham gia giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, tăng cường bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái

- Yêu thích công việc ngoài trời, muốn trải nghiệm và khám phá thiên nhiên

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm

- Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, kiên trì và trung thực

Tóm lại, ngành Lâm sinh là một lựa chọn phù hợp với những người có đam mê và quan tâm đến việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp và duy trì cân bằng sinh thái.

Trên đây là một số thông tin về cơ hội việc làm và mức lương của ngành Lâm sinh, Zunia mong rằng, với những chia sẻ trên đây, bạn đã hình dung được những công việc có thể đảm nhiệm sau khi ra trường, cũng như đã có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Lâm sinh cho tương lai.

ZUNIA tổng hợp