Cơ hội việc làm ngành Luật trong xu thế hội nhập toàn cầu

Apr 14, 2023 | LUẬT

Ngành Luật còn cung cấp đa dạng cơ hội nghề nghiệp tại các lĩnh vực hình sự, kinh doanh, bất động sản, sở hữu trí tuệ, lao động, gia đình hoặc chuyên môn khác cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Cùng Zunia khám phá những cơ hội này trong bài viết sau đây nhé!

Cơ hội việc làm ngành Luật trong xu thế hội nhập toàn cầu

Ngành Luật hiện đang được quan tâm đặc biệt bởi sự phát triển của ngành này và nhu cầu ngày càng cao về các chuyên gia pháp lý. Ngày càng có nhiều trường Đại học - Cao đẳng đào tạo và tuyển sinh ngành Luật với chương trình đa dạng hóa, gắn lý thuyết với thực tiễn nhằm cung cấp các luật sư, chuyên gia pháp lý hàng đầu đáp ứng nhu cầu thị trường.

1. Mức lương của ngành Luật

Sinh viên Luật mới ra trường thông thường có 2 hướng đi, một là làm việc cho doanh nghiệp, hai là làm việc cho cơ quan nhà nước, do vậy, mức lương tối thiểu đối với sinh viên mới ra trường như sau:

- Nếu bạn chọn làm việc cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp:

+ Mức lương tối thiểu của sinh viên tốt nghiệp Đại học là 3.253.000 đồng/tháng

+ Mức lương tối thiểu của sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng là  2.919.000 đồng/tháng

- Nếu như bạn chọn làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương của bạn sẽ được xác định theo từng Vùng mà bạn làm việc. Cụ thể như sau:

+ Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng

+ Vùng II:4.160.000 đồng/tháng

+ Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng

+ Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng

Bạn đừng vội nghĩ sao mà thấp thế vì đó chỉ là những mức tối thiểu do luật quy định mà thôi. Trên thực tế, tùy theo lĩnh vực mà bạn lựa chọn theo đuổi thì sẽ có những mức "lương bổng" khác nhau. Dưới đây sẽ là một số công việc mà các cử nhân Luật ra trường hay lựa chọn cùng với mức lương cụ thể:

- Luật sư: từ 15-20 triệu đồng/tháng

- Công chứng viên: từ 8-10 triệu đồng/tháng

- Kiểm sát viên: từ 8-10 triệu đồng/tháng

- Công tố viên: từ 8-10 triệu đồng/tháng

- Thư ký toàn án: từ 6-8 triệu đồng/tháng

- Thẩm phán: từ 9-12 triệu đồng/tháng

- Nhân viên/Chuyên viên pháp chế: từ 5-10 triệu đồng/tháng

Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực địa lý, ngành nghề, và quy mô của công ty.

2. Học ngành Luật ra trường làm gì?

Ngành Luật là một trong những ngành học có cơ hội việc làm rộng mở và triển vọng phát triển nghề nghiệp rất tốt. Bởi vì tất cả các lĩnh vực trong đời sống của con người, từ kinh tế đến khoa học, công nghệ hay văn hóa, giáo dục đều có sự can thiệp của luật pháp. Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Luật mà Zunia đã tổng hợp để nghe lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu.

2.1 Các vị trí công việc của cử nhân ngành Luật

Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, bạn có thể làm việc tại rất nhiều vị trí khác nhau tùy theo năng lực và kinh nghiệm của bản thân. Dưới đây là một số vị trí công việc của ngành Luật bạn có thể tham khảo:

- Luật sư, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, thẩm phán, công chứng viên, chấp hành viên, thẩm tra viên, thư ký toà án, điều tra viên.

- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoặc chuyên viên tư vấn pháp luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật.

- Chuyên viên tư vấn pháp lý cho các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội, các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Luật.

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Luật

Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Luật, bạn sẽ có cơ hội được làm việc trong một số loại hình tổ chức, doanh nghiệp như:

- Hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp tại các cơ quan của nhà nước ở Trung ương và địa phương.

- Các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, hành nghề luật như: văn phòng công chứng, văn phòng luật, công ty luật, văn phòng thừa phát lại, trung tâm hoà giải thương mại, trung tâm trọng tài thương mại,...

- Các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu; các cơ sở đào tạo về luật trong nước và quốc tế.

- Các công ty, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Ngoài ra, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để có cơ hội đặt câu hỏi trực tiếp với giảng viên, tư vấn viên nhằm giải đáp những thắc mắc về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành Luật.

3. Ngành Luật phù hợp với những ai?

Ngành Luật là một ngành có sự yêu cầu rất cao, để thành công trong ngành này, bạn cần có những tố chất và đáp ứng những yêu cầu sau:

- Phải là người công bằng, khách quan và trung thực

- Phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao

- Phải có bản lĩnh, lập trường vững vàng

- Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt

- Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa,...

- Có khả năng diễn đạt tốt

- Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt

- Có tinh thần trách nhiệm cao

- Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại

Tóm lại, ngành Luật đòi hỏi sinh viên có những kiến thức chuyên môn cao và các kỹ năng cần thiết để có thể thích nghi và làm việc hiệu quả trong ngành này.

Mong rằng, với những thông tin được Zunia tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Luật và có thêm cơ sở để lựa chọn ngành học này cho tương lai.

ZUNIA tổng hợp