Công nghệ kỹ thuật giao thông: Mức lương có thật sự cao?
Học ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông ra làm gì? Cơ hội phát triển nghề nghiệp ra sao? Qua những thông tin mà Zunia tổng hợp về ngành học này dưới đây, hi vọng các bạn sẽ định hướng được nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.

Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất hiện nay. Hiện có khá nhiều trường đại học xây dựng đề án tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông nhằm cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao để nghiên cứu kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giao thông hiện nay.
1. Mức lương của ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông
Mức lương của ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực địa lý, ngành nghề, và quy mô của công ty.
Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2020, mức lương trung bình trong ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng. Cụ thể:
- Sinh viên mới ra trường: từ 7-10 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư thiết kế cầu - đường: từ 15-20 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư phân tích động lực học: từ 15-20 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư giám sát công trình: từ 15-25 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên khảo sát địa hình, địa chất: từ 20-25 triệu đồng/tháng
- Chuyên gia phân tích phương tiện vận tải: từ 20-25 triệu đồng/tháng.
- Quản lý tổ, đội xây dựng: từ 20-25 triệu đồng/tháng
- Giám đốc dự án công trình: từ 30-40 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi người.
2. Học ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông ra trường làm gì?
Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông trang bị đầy đủ cho sinh viên kiến thức về khảo sát, thiết kế, lập dự toán, đấu thầu, giám sát thi công, thi công xây dựng,... Với khối kiến thức này, tỉ lệ thất nghiệp sau khi ra trường của bạn gần như bằng 0. Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông mà Zunia đã tổng hợp.
2.1 Vị trí công việc của cử nhân Công nghệ kỹ thuật giao thông
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, sinh viên có đầy đủ kiến thức, năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc của các vị trí như:
- Kỹ thuật viên khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm công trình
- Kỹ sư thi công xây dựng đường, cầu, cống,..
- Kỹ sư thiết kế cầu, đường
- Cán bộ quản lý chất lượng thi công cầu đường
- Cán bộ nghiệm thu xây dựng cầu đường
- Thi biên chế vào cán bộ địa chính các cấp.
- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông
2.2 Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông
Tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại các cơ quan, hoặc hoặc các doanh nghiệp như:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn giao thông
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải
- Các đơn vị kinh doanh dịch vụ, đầu thấu xây dựng, bảo hiểm giao thông vận tải
- Các công ty tư vấn, thiết kế và xây dựng công trình giao thông
- Các viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng
- Bạn có thể chọn tiếp tục được đào tạo nâng cao ở trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức.
3. Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông phù hợp với những ai?
Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông phù hợp với những người có khả năng và đam mê trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải. Cụ thể, đây là những đối tượng phù hợp với ngành này:
- Đam mê và quan tâm đến các vấn đề liên quan đến giao thông vận tải, hệ thống giao thông thông minh
- Khả năng học toán, vật lý, hóa học tốt
- Có khả năng tư duy logic, phân tích và giải quyết vấn đề.
- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm tốt
- Có khả năng giao tiếp, lãnh đạo.
- Mong muốn đóng góp cho xã hội thông qua việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển hệ thống giao thông
Tóm lại, ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông phù hợp với những người có niềm đam mê với khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải, và mong muốn đóng góp cho xã hội thông qua việc nghiên cứu, thiết kế hệ thống giao thông thông minh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Mong rằng, với những thông tin được Zunia tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông cho tương lai.
ZUNIA tổng hợp
TUYỂN SINH LIÊN QUAN
-
Công nghệ kỹ thuật xây dựng
ĐH Kinh tế CN Long An
26.000.000đ
-
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Cao đẳng Xây dựng HCM
6.300.000đ
-
Công nghệ kỹ thuật giao thông
Cao đẳng Xây dựng HCM
6.300.000đ
-
Công nghệ kỹ thuật XD (XD dân dụng)
Cao đẳng GTVT HCM
12.500.000đ
-
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Đại học Công nghệ GTVT
15.900.000đ