Cử nhân Kỹ thuật điện ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?

Học ngành Kỹ thuật điện ra trường làm gì? là câu hỏi được nhiều thí sinh nhắc đến khi tìm hiểu về ngành học này. Dưới đây là những thông tin về ngành Kỹ thuật điện mà Zunia tổng hợp, hi vọng sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.

Cử nhân Kỹ thuật điện ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?

Ngành Kỹ thuật điện luôn nằm trong nhóm ngành “Hot” với các bạn trẻ yêu thích về kỹ thuật nói chung. Các trường đại học cũng đang tích cực tuyển sinh ngành Kỹ thuật điện nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền công nghiệp hiện đại.

1. Mức lương của ngành Kỹ thuật điện

Mức lương của ngành Kỹ thuật điện có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực địa lý, ngành nghề, và quy mô của công ty.

Theo thống kê của timviec365.vn, mức lương trung bình trong ngành Kỹ thuật điện thuộc hàng cao trên thị trường việc làm, cụ thể:

- Nhân viên chưa có kinh nghiệm: từ 7-9 triệu đồng/tháng

- Nhân viên có 1-2 năm kinh nghiệm: từ 12-15 triệu đồng/tháng

- Nhân viên có từ 3-5 năm kinh nghiệm: từ 20-30 triệu đồng/tháng

Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi người.

2. Học ngành Kỹ thuật điện ra trường làm gì?

Ngành Kỹ thuật điện vẫn luôn là ngành học thu hút sự quan tâm của nhiều ban trẻ đam mê tìm tòi và khám phá về điện. Do đó, nhiều trường đại học - cao đẳng tuyển sinh và đào tạo ngành Kỹ thuật điện để đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp điện. Để hiểu hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Kỹ thuật điện mà Zunia đã tổng hợp.

2.1 Các vị trí công việc của cử nhân ngành Kỹ thuật điện

Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện, các bạn có thể công tác tại các vị trí như:

- Kỹ sư điện

- Kỹ sư dịch vụ kỹ thuật điện tử

- Kỹ thuật viên vận hành và bảo trì hệ thống điện

- Kỹ sư thiết kế hệ thống điện

- Chuyên viên tư vấn kinh doanh các sản phẩm về điện - điện tử

- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Kỹ thuật điện

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật điện

Là sinh viên ngành Kỹ thuật điện, với những kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau khi ra trường. Bạn có thể lựa chọn làm việc tại:

- Các cơ quan quản lý ngành điện, Sở Công thương, Sở Khoa học & Công nghệ, Sở điện lực

- Các nhà máy điện, Công ty điện lực, Công ty xây lắp điện, Công ty truyền tải điện, Trạm biến áp, BQL dự án nhà máy điện, khu công nghiệp

- Công ty tư vấn, thiết kế, thi công các công trình điện

- Công ty thương mại, dịch vụ về lĩnh vực điện, thiết bị máy điện

- Các công ty của nước ngoài sản xuất và kinh doanh về điện như: Schneider, ABB, Mitsubishi, Siemens,...

- Các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu, Cơ sở đào tạo kỹ thuật điện

Ngoài ra, để có thêm những thông tin về ngành Kỹ thuật điện và đặt câu hỏi cùng chuyên viên tư vấn tuyển sinh của các trường đại học hàng đầu cả nước, bạn có thể tham gia Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp với nhiều hình thức khác nhau.

3. Ngành Kỹ thuật điện phù hợp với những ai?

Kỹ thuật điện là một ngành học đặc thù đòi hỏi những yêu cầu nhất định từ người học. Dưới đây là một số đặc điểm để nhận biết bạn có phù hợp với ngành Kỹ thuật điện:

- Có nền tảng kiến thức vững chắc về các môn khoa học

- Có khả năng làm việc với vi mạch điện tử

- Có khả năng lập trình

- Kiên trì, cẩn trọng, chú ý đến từng chi tiết

- Sáng tạo và đam mê phát triển, cập nhật các công nghệ mới

Tóm lại, ngành Kỹ thuật điện phù hợp với những người có nền tảng kiến thức vững chắc về các môn khoa học tự nhiên, thích làm việc với vi mạch điện tử và lập trình. Mong rằng, với những thông tin được Zunia tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Kỹ thuật điện cho tương lai.

ZUNIA tổng hợp