Giải đáp: Những lý do vì sao bạn nên theo học ngành Luật!
Sự phức tạp và đa dạng của hệ thống pháp luật đòi hỏi những người làm Luật phải có kiến thức sâu rộng về đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Bài viết dưới đây của Zunia chia sẻ các lí do vì sao nên theo học ngành Luật, mời các bạn cùng tham khảo!
1. Tại sao nên chọn ngành Luật?
Luật là ngành học nghiên cứu về pháp luật, cung cấp cho sinh viên các kiến thức pháp lý bao quát mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh rất nhiều trường đại học hướng tới đào tạo đa ngành, đa nghề. Ngành Luật ngày càng trở nên phổ biến và được tuyển sinh, giảng dạy ở nhiều trường đại học khác nhau. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên chọn ngành Luật:
1.1 Cơ hội việc làm rộng mở
Theo nhận định của các chuyên gia, học ngành Luật không bao giờ lo thất nghiệp. Bởi đây là một ngành học đa dạng, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ dễ dàng tìm thấy cơ hội việc làm tại các cơ quan nhà nước, hay các văn phòng công ty Luật. Thậm chí ở các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, đều cần đến một nhà tư vấn luật, vì khi tham gia bất cứ hoạt động nào thì cũng cần có pháp luật bảo vệ và điều chỉnh. Nếu bạn đang băn khoăn học Kế toán tài chính, học Sư phạm,... các ngành nghề đang có con số thất nghiệp khủng khiếp, thì với ngành Luật, chỉ cần bạn năng nổ và yêu thích, Luật không bao giờ thiếu công việc cho các bạn lựa chọn.
1.2 Bảo vệ bản thân và gia đình
Khi còn nhỏ, bạn từng mơ ước trở thành siêu nhân hay người có phép thuật để bảo vệ bản thân và gia đình. Nhưng thực tế, chỉ có tuân thủ và hiểu biết pháp luật mới đủ để bảo vệ bản thân và "bào chữa" cho người thân. Học ngành Luật giúp bạn hiểu biết về pháp luật, chân lý, lẽ phải, và có cái nhìn khách quan về các mối quan hệ trong đời sống.
1.3 Phục vụ nhu cầu của xã hội
Chạy theo nhịp độ phát triển của xã hội là sự phát sinh những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhu cầu của xã hội càng cao thì đòi hỏi con người phải đưa ra những quy tắc để điều chỉnh và thực hiện. Ngành Luật có vai trò quan trọng trong xã hội, bằng vào cách nghiên cứu pháp luật, để đưa ra cách giải quyết tốt nhất trong mọi lĩnh vực và đưa khách hàng của mình vào thế chủ động, được bảo vệ một cách tối đa nhất.
1.4 Thu nhập tốt
Nhà nước ta rất coi trọng nghề luật, đối với những người hành nghề luật trong biên chế nhà nước như các thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, mức lương Nhà nước trả thường cao hơn các nghề khác. Theo thống kê, mức lương trung bình của một luật sư tại Việt Nam là từ 10 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng, nhưng có thể tăng cao hơn nếu bạn làm việc trong các công ty hoặc tổ chức lớn.
1.5 Môi trường làm việc chuyên nghiệp
Người làm luật là những người đại diện cho công lý, cho lẽ phải và là người đại diện cho pháp luật của một đất nước. Do đó, môi trường làm việc của ngành Luật luôn được đảm bảo các yếu tố về sự tôn nghiêm và quyền lực.
Tóm lại, ngành Luật là một ngành học mang lại nhiều cơ hội phát triển và lợi ích cho bạn trong cuộc sống, nếu bạn đang quan tâm và muốn theo học ngành này, bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Luật mà Zunia đã tổng hợp để tìm hiểu thêm thông tin về ngành học này từ các chuyên gia uy tín, dày dặn kinh nghiệm.
2. Những kỹ năng cần thiết khi chọn ngành Luật
Khi chọn theo học ngành Luật, một số kỹ năng cần thiết để phát triển thành công trong lĩnh vực này, bao gồm:
- Kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý
- Kỹ năng tổng hợp, đánh giá thông tin, chứng cứ
- Kỹ năng tư duy phản biện
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
Tóm lại, để theo học và thành công trong ngành Luật, sinh viên cần nắm vững kiến thức và tuân thủ các quy định của pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, đồng thời phát triển các kỹ năng cần thiết để tổng hợp, đánh giá thông tin, giải quyết vấn đề trong ngành luật. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm thông tin về ngành Luật, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học hàng đầu tổ chức để nghe tư vấn và đặt câu hỏi với các giảng viên, tư vấn viên.
ZUNIA tổng hợp