Học Kinh tế nông nghiệp ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
Ngành Kinh tế nông nghiệp cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng, hấp dẫn cũng như đem đến cơ hội tham gia vào nghiên cứu và đào tạo, và khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng khám phá các cơ hội nghề nghiệp mà ngành học này mang lại qua bài viết dưới đây của Zunia nhé!

Ngành Kinh tế nông nghiệp hiện được khá nhiều trường Đại học - Cao đẳng tuyển sinh và đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng phục vụ công tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Vậy học ngành Kinh tế nông nghiệp ra trường làm gì? Lương có cao không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết này của Zunia nhé!
1. Mức lương của ngành Kinh tế nông nghiệp
Mức lương của ngành Kinh tế nông nghiệp có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực địa lý, ngành nghề, và quy mô của công ty.
Theo thống kê của VietnamWorks, mức lương trung bình của ngành Kinh tế nông nghiệp dao động từ 6-15 triệu dồng/tháng, cụ thể:
- Mức lương theo kinh nghiệm việc làm:
+ Sinh viên mới tốt nghiệp: từ 6-8 triệu đồng/tháng
+ Nhân viên có từ 1-2 năm kinh nghiệm: từ 8-10 triệu đồng/tháng
+ Nhân viên có trên 5 năm kinh nghiệm: từ 12-15 triệu đồng/tháng
- Mức lương theo vị trí công tác:
+ Cán bộ quản lý kinh tế: từ 8-10 triệu đồng/tháng
+ Chuyên viên tư vấn nông nghiệp: từ 8-10 triệu đồng/tháng
+ Nhân viên kinh doanh sản phẩm nông nghiệp: từ 6-8 triệu đồng/tháng
+ Nhân viên marketing nông lâm thủy sản: từ 6-8 triệu đồng/tháng
+ Quản lý trang trại: từ 15-20 triệu đồng/tháng
Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi người.
2. Học ngành Kinh tế nông nghiệp ra trường làm gì?
Ngành Kinh tế nông nghiệp được thiết kế với một khung chương trình phù hợp nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu kinh tế hay các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Do đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tìm kiếm nhiều cơ hội ở các lĩnh vực khác nhau, tùy vào năng lực và sở thích của mình. Để hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Kinh tế nông nghiệp mà Zunia đã tổng hợp để nghe các chuyên gia chia sẻ những thông tin bổ ích.
2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân Kinh tế nông nghiệp
Sau khi tốt nghiệp cử nhân Kinh tế nông nghiệp có thể đảm nhiệm công việc tại các ví trí sau:
- Chuyên viên kinh tế nông nghiệp: tư vấn cho các nhà nông, doanh nghiệp về kinh doanh nông nghiệp, phân tích thị trường, dự báo giá cả và sản lượng, thiết kế kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm nông nghiệp mới.
- Chuyên viên quản lý chất lượng sản phẩm: đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp, kiểm tra và đánh giá chất lượng các sản phẩm, đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất, chứng nhận hữu cơ, chứng nhận chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Chuyên viên tiếp thị sản phẩm nông nghiệp: phân tích thị trường, định hướng chiến lược tiếp thị, quảng bá và quản lý hình ảnh thương hiệu, tìm kiếm đối tác tiếp thị, phát triển thị trường mới, tăng doanh số bán hàng.
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm nông nghiệp: nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, công nghệ và quy trình sản xuất mới, kiểm tra hiệu quả kinh tế, phân tích tính khả thi, tạo ra sản phẩm nông nghiệp mới và cải tiến các sản phẩm hiện có.
- Quản lý nông trại: quản lý, điều hành và giám sát hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm sản xuất, vận hành máy móc, chăm sóc động vật và cây trồng, đảm bảo hiệu quả và tối ưu hóa sản lượng.
- Quản lý dự án nông nghiệp: lập kế hoạch và quản lý các dự án nông nghiệp, đảm bảo đạt được mục tiêu kinh tế và xã hội của dự án, tăng cường quản lý chi phí và tối ưu hóa nguồn lực, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và quy trình công việc.
- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Kinh tế nông nghiệp
2.2 Cơ hội việc làm của ngành Kinh tế nông nghiệp
Với các vị trí công tác trên, bạn có thể ứng tuyển vào các đơn vị như:
- Các phòng thuộc các sở, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các cấp, Liên minh Hợp tác xã và các hợp tác xã nông nghiệp,...
- Các loại hình doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt các công ty kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại nông sản và dịch vụ nông nghiệp.
- Các chương trình, dự án của chính phủ, phi chính phủ và các tổ chức quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo
- Các Viện - Trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học - Cao đẳng,...
Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành Kinh tế nông nghiệp trong tương lai, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để có cơ hội được giải đáp thắc mắc trực tiếp cùng các giảng viên uy tín trong ngành.
3. Ngành Kinh tế nông nghiệp phù hợp với những ai?
Để biết mình có phù hợp với ngành Kinh tế nông nghiệp hay không, một số tố chất bạn cần có bao gồm:
- Có mối quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, và môi trường
- Hiểu biết cơ bản về các khái niệm kinh tế, tài chính, và thống kê
- Có khả năng phân tích và định hướng
- Có khả năng làm việc độc lập và chủ động
- Có khả năng xác định và tổ chức
- Có khả năng làm việc nhóm và tập hợp thành viên
- Biết cập nhật và vận dụng công cụ, phần mềm để đáp ứng yêu cầu chuyên môn
Tóm lại, ngành Kinh tế nông nghiệp phù hợp với những người có đam mê về nông nghiệp, kiến thức về kinh tế và quản lý, sự kiên nhẫn, tận tâm và có tính sáng tạo trong phát triển sản phẩm nông nghiệp.
Trên đây là một số thông tin về mức lương và cơ hội việc làm của ngành Kinh tế nông nghiệp, Zunia mong rằng, với những chia sẻ này, bạn đã có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Kinh tế nông nghiệp cho tương lai.
ZUNIA tổng hợp