Học Kỹ thuật điện ra trường có dễ xin việc không?
Học Kỹ thuật điện ra trường làm gì? Có dễ xin việc không? vẫn đang là thắc mắc của các thí sinh trong quá trình chọn ngành, chọn nghề. Bài viết dưới đây được Zunia tổng hợp thông tin về vị trí công việc, mức lường ngành học này, cùng khám phá nhé!

1. Ngành Kỹ thuật điện là gì?
Kỹ thuật điện là ngành học nghiên cứu và ứng dụng những vấn đề liên quan đến điện, điện tử, điện từ. Ngành này tập trung vào hai hướng chuyên sâu là Thiết bị điện và Hệ thống điện.
Hằng năm, các trường đại học đều chú trọng nâng cao chỉ tiêu tuyển sinh ngành Kỹ thuật điện hướng tới cung cấp lực lượng lao động khổng lồ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
2. Nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật điện
Học Kỹ thuật điện ra trường có dễ xin việc không? Đây là câu hỏi hoàn toàn có thể trả lời được bởi ngành Kỹ thuật điện là một trong những ngành phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực một cách trầm trọng vì phải thích nghi với sự thay đổi liên tục của xã hội, tính công nghiệp hóa, điều này càng thể hiện rõ hơn trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Kỹ thuật điện là một ngành có tính phức tạp, yêu cầu sự chính xác cao, đòi hỏi ở các kỹ sư phải có chuyên môn vững chắc để có thể thực hiện những thao tác kỹ thuật tinh vi. Theo số liệu thống kê của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực, đến năm 2025, nhóm ngành Kỹ thuật điện – Điện lạnh – Điện công nghiệp – Điện tử thiếu khoảng 16.200 người/năm.
Ngoài ra, không chỉ ở Việt Nam, mà các nước công nghiệp phát triển như Hàn, Nhật,… cũng đang có nhu cầu cao về nhân lực ngành Kỹ thuật điện. Đây cũng là một cơ hội giúp các kỹ sư Kỹ thuật điện có thể làm việc và du học tại một môi trường nước ngoài hiện đại với mức thù lao vô cùng hấp dẫn.
Bên cạnh đó, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Kỹ thuật điện mà Zunia đã tổng hợp để có thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành học này trong tương lai.
3. TOP các công việc HOT dành cho cử nhân Kỹ thuật điện
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện, vi mạch điện, bộ điều khiển hiện đại tăng nhanh chóng, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao có chuyên môn về lĩnh vực này. Với vốn kiến thức đã được trang bị, sinh viên ngành Kỹ thuật điện có thể đảm nhiệm nhiều vai trò như:
3.1 Nhân viên kỹ thuật điện
Nhân viên kỹ thuật điện là người chịu trách nhiệm về việc lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa các hệ thống, thiết bị điện trong các công trình, nhà máy, tòa nhà, hộ gia đình, v.v.
Mức lương trung bình cho vị trị này khoảng 11 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực làm việc, quy mô doanh nghiệp.
3.2 Kỹ sư điện
Kỹ sư điện là người chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì các hệ thống và thiết bị điện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nhà máy sản xuất đến các tòa nhà thương mại, hộ gia đình và cơ sở hạ tầng công cộng.
Mức lương trung bình cho vị trị này khoảng 12 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực làm việc, quy mô doanh nghiệp.
3.3 Chuyên viên phát triển sản phẩm, thiết bị điện
Chuyên viên phát triển sản phẩm, thiết bị điện chịu trách nhiệm về việc thiết kế, phát triển, kiểm tra và đảm bảo chất lượng các sản phẩm, thiết bị điện.
Mức lương trung bình cho vị trị này khoảng 15 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực làm việc, quy mô doanh nghiệp.
3.4 Kỹ sư an toàn điện
Kỹ sư an toàn điện là người chịu trách nhiệm thiết kế, đánh giá, đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho các hệ thống điện trong các công trình, nhà máy, tòa nhà, hộ gia đình, v.v.
Mức lương trung bình cho vị trị này khoảng 15 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực làm việc, quy mô doanh nghiệp.
3.5 Kỹ sư hệ thống điện
Kỹ sư hệ thống điện là người chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, vận hành và bảo trì hệ thống điện cho các hệ thống điện lớn như mạng lưới điện quốc gia, công trình công nghiệp.
Mức lương trung bình cho vị trị này khoảng 16 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực làm việc, quy mô doanh nghiệp.
3.6 Kỹ sư điều khiển tự động
Kỹ sư điều khiển tự động là người có trách nhiệm thiết kế, lập trình, triển khai và bảo trì các hệ thống điều khiển điện tự động cho hệ thống điện trong công nghiệp và quy trình sản xuất.
Mức lương trung bình cho vị trị này khoảng 18 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực làm việc, quy mô doanh nghiệp.
3.7 Kỹ thuật viên dòng điện
Kỹ thuật viên dòng điện là người chịu trách nhiệm về việc kiểm tra, bảo trì, sửa chữa và lắp đặt các hệ thống điện, máy móc, thiết bị và các công trình điện.
Mức lương trung bình cho vị trị này khoảng 18 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực làm việc, quy mô doanh nghiệp.
Tóm lại, cử nhân ngành Kỹ thuật điện có rất nhiều lựa chọn cơ hội việc làm, ngoài việc công tác tại các công ty, doanh nghiệp, bạn cũng có thể tự khởi nghiệp thành lập các công ty thiết kế, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật các sản phẩm về điện. Ngoài ra, các bạn có thể tham gia Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp các thắc mắc liên quan đến ngành Kỹ thuật điện - ngành học chưa từng lỗi thời.
ZUNIA tổng hợp
TUYỂN SINH LIÊN QUAN
-
Kỹ thuật điện tử viễn thông
ĐH Khoa học Tự nhiên HCM
30.400.000đ
-
Kỹ thuật điện tử viễn thông
Đại học Bách khoa Hà Nội
27.000.000đ
-
Kỹ thuật điện
Đại học Bách khoa Hà Nội
27.000.000đ
-
Kỹ thuật điện tử viễn thông
ĐH Kỹ thuật CN Thái Nguyên
11.000.000đ
-
Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
ĐH Kỹ thuật CN Thái Nguyên
11.000.000đ