Học ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng ra trường làm gì?

Học ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng ra làm gì? Cơ hội việc làm và mức lương ra sao? vẫn đang là thắc mắc của các bạn học sinh khi chọn ngành, chọn nghề. Qua những thông tin mà Zunia tổng hợp dưới đây, hi vọng các bạn sẽ định hướng được nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.

Học ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng ra trường làm gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng được tuyển sinh và đào tạo một cách bài bản gắn liền lý thuyết với thực tế. Ngành học này hướng tới tìm kiếm các nguồn năng lượng bền vững và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Vậy cơ hội việc làm và mức lương sau khi ra trường của ngành học này sẽ thế nào?

1. Mức lương của ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng

Mức lương của ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, vị trí công việc, doanh nghiệp, vùng miền.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021, mức lương trung bình của ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng tại Việt Nam khoảng từ 10 triệu đến 20 triệu đồng/tháng.

Theo thống kê từ VietnamWorks, mức lương trung bình cho các vị trí trong ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng bao gồm:

- Kỹ thuật viên vận hành nhà máy điện: từ 10-15 triệu đồng/tháng

- Kỹ sư tư vấn dự án năng lượng: từ 12-16 triệu đồng/tháng

- Kỹ sư xây dựng dự án năng lượng mới: từ 12-16 triệu đồng/tháng

- Kỹ sư thiết kế nhà máy điện gió, điện mặt trời: từ 15-18 triệu đồng/tháng

- Kỹ sư thiết kế hệ thống năng lượng tích hợp: từ 15-20 triệu đồng/tháng

- Kỹ sư giám sát thi công công trình năng lượng: từ 15-20 triệu đồng/tháng

- Kiểm định viên hệ thống năng lượng: từ 10-16 triệu đồng/tháng

Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi người.

2. Học ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng ra trường làm gì?

Công nghệ kỹ thuật năng lượng ngày càng được ứng dụng, sử dụng rộng rãi và phát triển nhanh chóng trên toàn cầu, đặc biệt là các công nghệ năng lượng mặt trời, gió và thủy điện. Điều này tạo ra nhu cầu cần tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật năng lượng. Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng mà Zunia đã tổng hợp.

2.1 Các vị trí công việc của cử nhân Công nghệ kỹ thuật năng lượng

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng là những ứng cử viên sáng giá cho các công việc tư vấn, thiết kế, điều khiển, giám sát, quản lý, giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng. Cụ thể, các bạn có thể làm việc tại các vị trí như:

- Kỹ thuật viên điện gió, mặt trời, thủy điện

- Kỹ sư tư vấn, nghiên cứu tiền khả thi dự án năng lượng

- Kỹ sư xây dựng dự án năng lượng mới

- Kỹ sư thiết kế nhà máy điện gió, điện mặt trời, sinh khối

- Kỹ sư thiết kế hệ thống năng lượng tích hợp

- Kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị năng lượng

- Kỹ sư giám sát thi công dự án năng lượng

- Kỹ sư kiểm định về lĩnh vực năng lượng

- Chuyên viên quản lý năng lượng

- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng

Ngày 24/05/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 55: Ban hành phát triển ngành Năng lượng Việt Nam. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân được hoạt động trong lĩnh vực Năng lượng mới, và tương lai sẽ có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty mở ra hoạt động trong lĩnh vực này. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng sẽ có hội làm việc tại:

- Các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong ngành năng lượng, ngành điện: Cổ phần Năng lượng điện mặt trời quốc gia Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam,...

- Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực sử dụng - khai thác nguồn năng lượng.

- Các công ty tư vấn – giám sát hệ thống năng lượng, công ty lĩnh vực xây lắp hệ thống năng lượng, hệ thống điện,...

- Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có các dự án về Năng lượng tái tạo, đặc biệt các dự án năng lượng tái tạo sạch đang được thực hiện tại Việt Nam.

- Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường Đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu.

Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức.

3. Ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng phù hợp với những ai?

Bạn có phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng? Dưới đây là một số yếu tố để bạn xem xét mình có phù hợp với ngành học này hay không:

- Bạn là người yêu thích các môn Khoa học tự nhiên, đặc biệt là Toán, Vật lý

- Bạn là người đam mê về công nghệ mới và muốn ứng dụng trong đời sống

- Bạn có khả năng lập luận, sắp xếp, hình thành ý tưởng khoa học

- Bạn có khả năng tư duy, phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề

- Bạn có khả năng tìm kiếm, cập nhật, tổng hợp và khai thác thông tin tốt

- Bạn có khả năng phản biện, phê phán và tư duy toàn cục

- Bạn có khả năng thích ứng trong điều kiện môi trường luôn thay đổi

- Bạn có tinh thần làm việc nghiêm túc, tích cực, đề xuất sáng kiến

- Bạn biết cách truyền đạt vấn đề, thuyết trình trước đám đông

Tóm lại, ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng phù hợp với những người có sự tò mò, đam mê về năng lượng và môi trường, và có khả năng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp liên quan đến lĩnh vực này.

Mong rằng, với những thông tin được Zunia tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng cho tương lai.

ZUNIA tổng hợp