Mức lương và cơ hội việc làm ngành Kinh tế công nghiệp
Học ngành Kinh tế công nghiệp ra trường làm gì? Cơ hội việc làm, mức lương ra sao? vẫn đang là nỗi băn khoăn không nhỏ của các bạn Gen-Z. Với những thông tin được Zunia tổng hợp dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.
1. Mức lương của ngành Kinh tế công nghiệp
Theo TopCV, mức lương của ngành Kinh tế công nghiệp hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, địa điểm làm việc và kích cỡ của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Nhân viên kinh doanh: khoảng 8 - 15 triệu đồng/tháng
- Nhân viên tài chính: khoảng 10 - 20 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên quản lý chất lượng: khoảng 8 - 15 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển: khoảng 10 - 25 triệu đồng/tháng
Tuy nhiên, mức lương này vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và có thể thay đổi tùy từng thời điểm. Ngoài ra, cần lưu ý rằng mức lương cũng sẽ tăng cao hơn nếu bạn có trình độ cao, năng lực tốt và kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực này.
2. Học ngành Kinh tế công nghiệp ra trường làm gì?
Học ngành Kinh tế công nghiệp là một trong những lựa chọn phổ biến của nhiều sinh viên hiện nay. Tuy nhiên, khi tốt nghiệp, không ít người vẫn đặt ra câu hỏi: "Sau khi học ngành Kinh tế công nghiệp thì mình sẽ làm gì?" Việc tốt nghiệp từ các từ đào tạo ngành Kinh tế công nghiệp sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức, kỹ năng và trang bị để có thể làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Nếu bạn đang tìm kiếm một ngành học mới mẻ và đầy tiềm năng phát triển nghề nghiệp thì cùng Zunia tìm hiểu chi tiết hơn về các lợi ích và cơ hội nghề nghiệp mà ngành học này mang lại nhé!
2.1. Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Kinh tế công nghiệp
Sau khi ra trường, sinh viên sẽ có những kiến thức khoa học cơ bản, phẩm chất nghề nghiệp cần thiết chuyên sâu để sau khi tốt nghiệp có thể tham gia quản lý hiệu quả những hoạt động kỹ thuật, công nghệ và sản xuất trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành năng lượng như: dự báo nhu cầu năng lượng, quản lý đầu tư năng lượng, tính toán bài toán kinh tế dầu khí, kinh tế hệ thống điện, mô hình hoá hệ thống đến các vấn đề thực tiễn về giá năng lượng… Cụ thể, sau khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân, có đủ năng lực làm việc tại:
- Công tác kế toán, kiểm toán, kiểm soát tại các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng, Bưu chính viễn thông; các Phòng Kế toán tài chính, Phòng Kế hoạch tiền lương của các Sở, Ban, Ngành liên quan đến công nghiệp, xây dựng và Bưu chính viễn thông;
- Kiểm toán viên tại các Công ty kiểm toán, Cơ quan kiểm toán Nhà nước;
- Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong lĩnh vực đào tạo về kinh tế;
- Làm việc các vị trí như Trợ lý giám đốc, Chuyên gia tư vấn về Kinh tế;
- Kỹ sư vận hành trong các cơ quan, tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng (Điện, dầu khí, than, năng lượng tái tạo…), hoặc có liên quan đến năng lượng;
- Kỹ sư vận hành và quản lý năng lượng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng;
- Nghiên cứu viên, tư vấn viên trong các đơn vị tư vấn trong lĩnh vực năng lượng và môi trường, các dự án quốc tế về năng lượng, môi trường đặc biệt về năng lượng tái tạo; các trung tâm, các viện nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kinh tế, cụ thể như về công nghiệp, năng lượng...
Nhìn chung, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế công nghiệp luôn đa dạng, ít bị giới hạn. Căn cứ vào trình độ và kỹ năng cũng như sở thích, định hướng của bản thân mà bạn đặt ra mục tiêu rồi nỗ lực để xin vào đúng vị trí việc làm mình mơ ước. Để tìm hiểu thêm về các vị trí công việc của Cử nhân ngành Kinh tế công nghiệp, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp cùng các giảng viên hàng đầu nhé!
2.2. Cơ hội việc làm của ngành Kinh tế công nghiệp
Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế công nghiệp, bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong các lĩnh vực như:
- Công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghiệp
- Công ty chuyên về thương mại điện tử
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính và ngân hàng
- Các tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghiệp
- Các doanh nghiệp vận tải và logistics
- Các cơ quan, tổ chức chính phủ liên quan đến nghiên cứu và phát triển kinh tế.
Ngoài các doanh nghiệp và tổ chức trên, bạn cũng có thể làm việc tại các cơ quan và tổ chức nghiên cứu, các trường đại học hoặc các cơ sở đào tạo chuyên ngành Kinh tế công nghiệp. Để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm ngành Kinh tế công nghiệp, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Kinh tế công nghiệp do Zunia sưu tầm và tổng hợp.
3. Ngành Kinh tế công nghiệp phù hợp với những ai?
Để học tập và làm việc trong ngành Kinh tế công nghiệp, bạn cần có những tố chất, kỹ năng sau:
- Học tốt các môn Khoa học tự nhiên;
- Có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm;
- Có khả năng ngoại ngữ, tin học;
- Kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ;
- Chịu được áp lực công việc cao;
- Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội...
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các sĩ tử sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành Kinh tế công nghiệp và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Chúc các sĩ tử sẽ đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới!
ZUNIA tổng hợp
TUYỂN SINH LIÊN QUAN
-
Công nghệ kỹ thuật môi trường
Đại học Công nghệ GTVT
15.900.000đ
-
Công nghệ kỹ thuật Hóa học
Đại học Khoa học Huế
15.000.000đ
-
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (7510406V - Đại học chính quy)
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật HCM
32.000.000đ
-
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC (7510401V - Đại học chính quy)
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật HCM
32.000.000đ
-
Công nghệ kỹ thuật môi trường
Đại học TN&MT HCM
14.812.000đ