Ngành Công nghệ chế biến lâm sản là gì? Học gì?

May 24, 2023 | CÔNG NGHỆ DỆT, MAY

Ngành Công nghệ chế biến lâm sản là ngành học liên quan đến công nghệ chế biến và khai thác gỗ, những sản vật từ rừng. Vậy, học ngành này có khó không? Bài viết dưới đây được Zunia tổng hợp nhằm giúp bạn có thêm thông tin về ngành học này.

Ngành Công nghệ chế biến lâm sản là gì? Học gì?

1. Ngành Công nghệ chế biến lâm sản là gì?

Công nghệ chế biến lâm sản (Wood Technology) là ngành học liên quan đến những vẫn đề về chế biến và khai thác gỗ, những sản vật từ rừng. Ngành học này tập trung nghiên cứu quá trình chuyển đổi cây gỗ và các sản phẩm lâm sản khác thành các sản phẩm có giá trị cao hơn, có thể sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Mục tiêu của ngành học Công nghệ chế biến lâm sản là nhằm đào tạo kỹ sư có trình độ kiểm định gỗ, kỹ năng thực hành về công nghệ sấy, bảo quản gỗ và lâm sản ngoài gỗ, biến tính gỗ, công nghệ sản xuất ván nhân tạo; có trình độ thiết kế sản phẩm gỗ và quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ tại các nhà máy chế biến gỗ và thi công các công trình xây dựng.

Ngành Công nghệ chế biến lâm sản không chỉ đào tạo người học tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp. Tùy theo mục đích và định hướng đào tạo, mỗi trường mà sẽ có chỉ tiêu, điểm chuẩn và hình thức xét tuyển khác nhau, để biết rõ hơn về những tiêu chí này, các bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh ngành Công nghệ chế biến lâm sản do Zunia tổng hợp nhé!

2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản cung cấp cho sinh viên những kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ chế biến lâm sản; vận dụng và phân tích được các kiến thức về bảo quản lâm sản, hóa lâm sản, keo dán gỗ, ván nhân tạo trong việc sử dụng các loại nguyên liệu để sản xuất sản phẩm mộc.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ chế biến lâm sản còn được đào tạo các kỹ năng kiểm tra đánh giá tính chất của gỗ và sản phẩm gỗ; thiết kế và tổ chức thực hiện các loại hình công nghệ, chế tạo, sản xuất các sản phẩm gỗ, vật liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; nằm vững nguyên lý hoạt động, vận hành các máy móc thiết bị chế biến gỗ; phân tích, đánh giá, đề xuất, lựa chọn các phương án công nghệ gia công phù hợp.

Một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản bao gồm: Nguyên lý cắt vật liệu gỗ, Máy và thiết bị chế biến gỗ, Công nghệ sản xuất đồ gỗ, Keo dán gỗ, Công nghệ sấy và bảo quản gỗ, Thiết kế sản phẩm gỗ, Công nghệ vật liệu gỗ, Công nghệ trang sức vật liệu gỗ, Mỹ thuật công nghiệp, Ergonomics trong thiết kế nội thất, Thiết kế sản phẩm công nghiệp, Thiết kế nội thất nhà ở và biệt thự,...

Các Chuyên gia Công nghệ chế biến lâm sản tương lai được đào tạo để áp dụng kiến thức về công nghệ, kỹ thuật và quản lý trong quá trình chế biến và gia công lâm sản, kiểm soát chất lượng và phân tích kỹ thuật, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao và đáp ứng yêu cầu thị trường. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về chương trình học của ngành Công nghệ chế biến lâm sản bạn có thể tham gia Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để, đây là cơ hội để bạn được tư vấn trực tiếp, giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành học với những giảng viên uy tín trong ngành Công nghệ chế biến lâm sản!

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Trong những năm gần đây, ngành Công nghệ chế biến lâm sản là ngành học phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Vì thế, ngành học này hiện được rất nhiều các bạn trẻ theo học. Đặc biệt nó còn là một trong những ngành đào tạo có tính chuyên biệt nhất định. Vậy điểm chuẩn ngành Công nghệ chế biến lâm sản là bao nhiêu? Các trường đại học nào đang tuyển sinh và đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản? Cùng Zunia tìm hiểu nhé!

Trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Đại học Nông Lâm TP.HCM A00, A01, B00, D01 16
Đại học Thủ Dầu Một A00, A01, B00, D01 15.5
Đại học Lâm nghiệp (CS2) A00, A01, B00, C15 15
Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên A00, A01, A10, A17 15

Công nghệ chế biến lâm sản là ngành học mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên, tuy nhiên, hiện nay lại có rất ít trường đào tạo ngành này. Các trường được nêu tên trên đều có chương trình đào tạo chất lượng với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập lành mạnh. Ngoài ra, những trường này cũng cung cấp nhiều chương trình học bổng và các hoạt động khuyến khích sinh viên học tập để phát tiển bản thân toàn diện. Nếu đang quan tâm và muốn theo học ngành Công nghệ chế biến lâm sản bạn có thể cân nhắc những trường mà Zunia đề cập phía trên nhé!

4. Phương thức xét tuyển ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Căn cứ theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học ngành Công nghệ chế biến lâm sản của Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường đại học công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2023 với các thông tin về phương thức xét tuyển như sau:

- Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023;

- Phương thức 2: Xét tuyển kết quả kỳ thi ĐGNL 2023 của ĐHQG TP.HCM và ĐHQG Hà Nội;

- Phương thức 3: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12;

- Phương thức 4: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (lớp 11 và HK1 lớp 12).

Tuy nhiên, tùy thuộc vào đề án tuyển sinh của từng trường sẽ có thêm các phương thức tuyển sinh như: Xét tuyển thẳng, xét tuyển ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT, Xét kết quả thi SAT,...

Công nghệ chế biến lâm sản là một ngành học đa diện và hứa hẹn với những cơ hội phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp lâm sản. Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Công nghệ chế biến lâm sản mà Zunia đã tổng hợp, hi vọng sẽ là cơ sở để bạn cân nhắc có nên lựa chọn ngành học này trong kỳ tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Công nghệ chế biến lâm sản mà Zunia đã tổng hợp, để lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về kinh nghiệm, kỹ năng, thách thức và xu hướng phát triển của ngành Công nghệ chế biến lâm sản trong tương lai, để chuẩn bị thật tốt cho sự nghiệp chế biến lâm sản và đóng góp vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, duy trì sự cân bằng sinh thái của các khu rừng và vùng đất lâm nghiệp.

ZUNIA tổng hợp